3 tình nguyên viên đầu tiên được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 "Made in Việt Nam"

Chia sẻ

Theo đó, 3 tình nguyện viên đầu tiên được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên là 2 nam giới, 1 nữ giới, đều trong độ tuổi 20-25 và đã được khám, xét nghiệm, đảm bảo tốt các tiêu chí theo tiêu chuẩn quy định. Như vậy, chúng ta đã bắt đầu tiêm mũi 1 của giai đoạn 1 theo đúng lộ trình.

Tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 Tình nguyện viên đầu tiên được tiêm thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19 "Made in Việt Nam". (Ảnh: BYT)

Thông tin tại buổi tiêm, TS. Nguyễn Ngô Quang - Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết: Các tình nguyện viên đều đã được tư vấn, khám sàng lọc lấy mẫu, điện tim, X-quang... đảm bảo đủ điều kiện sức khỏe theo quy chuẩn. Các tình nguyện viên hoàn toàn tình nguyện tham gia nghiên cứu, được tư vấn và hiểu biết về nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 và có thể đưa ra quyết định cá nhân về nghiên cứu vắc-xin, không chịu bất kỳ một sự ép buộc nào về mặt sức khoẻ, tiền bạc, hành chính…

Sau khi tiêm vắc-xin phòng COVID-19, 3 tình nguyện viên sẽ được theo dõi trong 72 giờ (khoảng 3 ngày) ở Viện nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Học viện Quân Y. Trước đó, để chuẩn bị cho những mũi tiêm đầu tiên, Học viện Quân Y đã có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, công tác cấp cứu và hồi sức cấp cứu đã sẵn sàng ở mức cao nhất, thậm chí có tính tới cả khâu xử lý trong tình huống ít xảy ra nhất.

Cũng theo TS. Quang, giai đoạn I thử nghiệm vắc-xin phòng COVID-19 mục tiêu hàng đầu là đánh giá tính an toàn với số lượng tối thiểu, là giai đoạn quan trọng nhất. Nếu như có tai biến không mong muốn thì các đơn vị có thể quản lý được. Còn giai đoạn II và II là giai đoạn theo dõi tính sinh miễn dịch và hiệu lực bảo vệ. Dự kiến 60 người sẽ được nghiên cứu trong giai đoạn I chia làm 3 nhóm liều gồm: 20 người tiêm liều 25 mcg; 20 người tiêm liều 50 mcg, 50 người tiêm liều 75 mcg.

Mặc dù việc nghiên cứu vắc-xin phòng COVID-19 bắt đầu được triển khai là một tín hiệu đáng mừng nhưng người dân không nên chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Mỗi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay, tuân thủ theo quy định cách ly… Trong trường hợp Việt Nam tiếp cận sớm với vắc-xin phòng COVID-19 thì việc tiêm vắc-xin không thể bao phủ được 100% dân số. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng để chiến thắng đại dịch. Do đó, không nên quá kỳ vọng vào vắc-xin phòng COVID-19.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.