30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 9/8, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội đã tổ chức vòng Chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn dự án.

Cuộc thi được tổ chức cho các cán bộ tại các trạm y tế của 27 xã thuộc địa bàn dự án nhằm tạo không gian học hỏi và thực hành các kiến thức chuyên môn một cách thân thiện vàmôi trường giao lưu chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ trạm y tế của các xã khác nhau trong địa bàn dự án.

Tham dự vòng chung kết có 6 đội thi với 30 cán bộ y tế xuất sắc được lựa chọn từ 3 cuộc thi cấp tỉnh tại Khánh Hòa, Long An và Vĩnh Phúc trong Quý II năm 2024 cùng với các thành viên ban giám khảo, đại diện nhà tài trợ, đại diện lãnh đạo Sở Y tế của 3 tỉnh dự án, các vị khách quý đến từ các cơ quan hữu quan, và cán bộ dự án.

30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh - ảnh 1
Các đội thi tham gia phần thi thực hành.

Phát biểu tại hội thi, PGS.TS. Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Giám đốc kĩ thuật của dự án SPR-COVID cho biết: “Dự án này giúp Việt Nam nâng cao năng lực phòng chống COVID-19 cũng như các dịch bệnh và các sự kiện y tế công cộng khẩn cấp, nguy hiểm khác cho tuyến cơ sở, trong đó có nâng cao năng lực về chuyên môn cho cán bộ Trạm y tế. Cuộc thi này là 1 hình thức truyền thông, tập huấn hấp dẫn, phù hợp, hữu ích cho việc cán bộ y tế tuyến cơ sở củng cố kiến thức vqf kỹ năng ứng phó dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng chocác sự kiện y tế công cộng khẩn cấp đang diễn biến vô cùng phức tạp trên thế giới cũng như trong nước hiện nay”.

Bà Đào Lan Hương, Chủ nhiệm Dự án, Chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới cũng khẳng định: “Chúng tôi thấy cuộc thi này là một sáng kiến rất hay của dự án. Cuộc thi tạo được không gian thân thiện, sôi động, truyền cảm hứng cho các cán bộ y tế tuyến cơ sở để thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe người dân và phòng chống dịch bệnh. Dự án đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế và cuộc thi cũng là một cách rất hiệu quả để đánh giá và đo lường các kết quả của dự án”.

30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh - ảnh 2
Các đội thi tham gia các phần thi tại vòng chung kết.

Cuộc thi chung kết được thiết kế với 4 vòng thi. Tại vòng thi đầu tiên - “khởi động”, tất cả thí sinh cùng tham gia trả lời trực tiếp 20 câu hỏi trắc nghiệm chuyên môn và giành các điểm số đầu tiên về cho đội của mình. Sau đó, các đội bước vào vòng thi thứ 2 - “phối hợp”, khi một thành viên phải sử dụng lời nói hoặc ngôn ngữ hình thể để 4 thành viên còn lại trong đội đoán được tối đa 30 từ khóa, bao gồm 5 từ về tên bệnh, 5 từ về cơ chế truyền bệnh, 6 từ về triệu chứng, 8 từ về giám sát đánh giá và 6 từ về chẩn đoán điều trị.

Bước vào vòng thi thứ ba - “Thực hành”, các đội cần phân loại 60 từ khóa về rác thải theo đúng quy định của Bộ Y tế. Và vòng thi cuối cùng - “Về đích”, các đội tham gia trả lời các câu hỏi theo từng thang điểm 100-150-200 điểm với mức độ khó tăng dần.

30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh - ảnh 3
Ban tổ chức trao giải Nhất cho đội Biển Xanh đến từ tỉnh Khánh Hoà.

Trong không khí sôi nổi, thi đua vui vẻ nhưng không kém phần quyết liệt, các thí sinh đã thể hiện xuất sắc tất cả các vòng thi. Sau khi kết thúc 4 vòng thi, Ban tổ chức đã trao giải Nhất cho đội đến từ tỉnh Khánh Hoà (đội Biển Xanh); giải Nhì thuộc về đội đến từ tỉnh Vĩnh Phúc (đội Hoa Hướng Dương) và giải Ba cho đội Ánh Ban Mai đến từ tỉnh Vĩnh Phúc.

Cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam” (SPR-COVID).

30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh - ảnh 4
30 cán bộ y tế xã, phường, thị trấn thi kiến thức và kỹ năng ứng phó với dịch bệnh - ảnh 5
Giải Nhì và Giải Ba được trao cho hai đội đến từ tỉnh Vĩnh Phúc. 

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, cán bộ y tế cấp cơ sở là lực lượng tuyến đầu, nòng cốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh. Mặc dù hiện nay, dịch COVID-19 không còn ở tình trạng khẩn cấp nhưng việc củng cố, trang bị kiến thức và kỹ năng cho nhân viên y tế nói chung và cán bộ tại các trạm y tế xã nói riêng về phòng chống dịch bệnh để ứng phó với các tình huống khẩn cấp tương tự có thể xảy ra trong tương lai là điều rất cần thiết.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.