Bé gái 7 tuổi nguy kịch vì uốn ván sau khi bị thanh gỗ đâm vào chân

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi 7 tuổi trong tình trạng nguy kịch do mắc uốn ván toàn thể, xuất phát từ một vết thương tưởng chừng đơn giản ở bàn chân.

Bệnh nhi là L.T.M., 7 tuổi, trú tại Hà Giang. Trước đó một tuần, cháu bị thanh gỗ mục đâm vào mu bàn chân trái khi đang chơi bóng. Gia đình chỉ sơ cứu tại chỗ, không đưa đi tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) và cũng không phát hiện dị vật trong vết thương.

Bé gái 7 tuổi nguy kịch vì uốn ván sau khi bị thanh gỗ đâm vào chân - ảnh 1
Bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi

Ba ngày sau, vết thương có dấu hiệu khô mặt, chỉ hơi tấy đỏ nên gia đình chủ quan. Đến ngày thứ 6, cháu xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau mỏi cơ, ăn uống kém, sau đó là cứng hàm, co giật toàn thân và được đưa đi cấp cứu.

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhi được chẩn đoán mắc uốn ván toàn thể, với đường xâm nhập từ vết thương ở mu bàn chân. Khi nhập viện, cháu trong tình trạng suy hô hấp cấp, môi tím tái, co giật dữ dội. Các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy, đồng thời làm sạch vết thương và phát hiện một mảnh gỗ kích thước 1x0,3 cm còn găm sâu trong chân.

Thạc sĩ, bác sĩ Hà Việt Huy - Trung tâm Hồi sức tích cực - cho biết: “Bệnh nhi có thời gian ủ bệnh ngắn, khởi phát ồ ạt, co cứng cơ toàn thân, suy thận cấp, nước tiểu đỏ như máu. Đây là một trường hợp rất nặng, nguy cơ tử vong cao nên được chuyển ngay sang điều trị tích cực”.

Theo bác sĩ Huy, bệnh uốn ván hiện nay rất hiếm gặp ở trẻ em do đã được tiêm chủng từ sớm. Tuy nhiên, nếu không tiêm nhắc đúng lịch hoặc xử lý vết thương không đúng cách, nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao.

“Nha bào uốn ván có thể xâm nhập qua các vết thương hở dù rất nhỏ như gai đâm, xước da, ngoáy tai… hoặc qua các vết thương sâu, nhiều ngóc ngách, kể cả sau đẻ, phẫu thuật nếu dụng cụ không vô trùng”, bác sĩ Huy cảnh báo. Ông cũng lưu ý rằng nhiều trường hợp không phát hiện được đường xâm nhập vì vết thương đã tự liền hoặc khâu kín, trong khi bên trong vẫn còn tổ chức hoại tử hoặc dị vật.

“Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin đầy đủ và xử lý kỹ lưỡng tất cả các vết thương, kể cả những vết trầy xước nhỏ,” bác sĩ Huy nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

(PNTĐ) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu tích của nó vẫn hiện diện trên cơ thể và ký ức của biết bao người lính. Họ - những cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng đã hy sinh một phần máu thịt vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tri ân những người đã cống hiến cho đất nước, trung tâm tiêm chủng VNVC đã tổ chức tiêm gần 5.000 mũi vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng, cùng nhiều quà tặng sức khỏe khác.
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

(PNTĐ) - Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất.
BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

(PNTĐ) - Nhân dịp triển khai chương trình thăm khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí ý nghĩa cho người dân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Trị, chiều 25/4, đoàn công tác Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Hà Nội đã có chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới (Quảng Bình). Đây dịp để hai Bệnh viện cùng mang tên biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thắt chặt thêm mối quan hệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và tìm hiểu về định hướng phát triển của nhau.
VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

(PNTĐ) - Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh đó, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu không chỉ trong cải cách thủ tục hành chính mà còn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và bảo vệ người dân trước hiểm họa thuốc giả.