Bệnh răng miệng hay gặp ở phụ nữ mang thai

Chia sẻ

PNTĐ-Bằng cách chú ý giữ vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống khoa học giúp bạn hạn chế nguy cơ gây bệnh răng miệng trong thời kì mang thai.

 
Theo BS Tạ Thu Anh - khoa Răng, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe toàn thân, đặc biệt trong giai đoạn phụ nữ mang thai. Bằng cách chú ý giữ vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống khoa học giúp bạn hạn chế nguy cơ gây bệnh răng miệng trong thời kì này.
 
Bệnh răng miệng hay gặp ở phụ nữ mang thai - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Một số tình trạng răng miệng hay gặp
 
Viêm lợi: Có thể là kết quả của sự thay đổi nội tiết làm tăng đáp ứng quá mức của mô lợi với vi khuẩn. Rất nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra mối liên hệ giữa viêm nha chu của mẹ và kết quả mang thai. Một tổng quan của 23 nghiên cứu đánh giá hệ thống được thực hiện năm 2016 đã kết luận về mối quan hệ của viêm nha chu và sinh non, trẻ thiếu cân, tiền sản giật. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mối liên quan giữa viêm nha chu và kết quả thai kì, tuy nhiên nếu viêm nha chu diễn tiến trong thai kì thì việc điều trị lấy cao răng và làm nhẵn bề mặt thân-chân răng được công nhận là an toàn để thực hiện.
 
Sâu răng: Có thể xảy ra do sự thay đổi của chế độ ăn uống, thí dụ như tăng ăn vặt, tăng acid trong miệng do nôn, khô miệng, hoặc vệ sinh răng miệng kém do buồn nôn và nôn.
 
U lợi: Tổn thương tăng sinh ở mô lợi, có thể phát triển do thay đổi nội tiết.
 
Mòn răng: Có thể xuất phát từ nôn nhiều do ốm nghén. Thai phụ nên được khuyến khích tránh đánh răng ngay sau khi nôn. Thay vào đó, họ nên lựa chọn súc miệng bằng dung dịch pha loãng một cốc nước với một thìa café baking soda để trung hoà acid.
 
Cách chăm sóc     
 
Theo BS Tạ Thu Anh, chăm sóc sức khoẻ răng miệng, bao gồm cả chụp X-quang nha khoa, gây tê là tương đối an toàn ở bất cứ thời điểm nào của thai kì. Hơn nữa, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ và Hội nghị sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đồng thuận rằng, trong các trường hợp có chỉ định điều trị nha khoa, như nhổ răng, điều trị tuỷ, có thể được thực hiện một cách an toàn trong khi mang thai và việc điều trị chậm trễ có thể dẫn đến tình trạng phức tạp hơn. Khi điều trị cho bệnh nhân mang thai, cần phối hợp cùng với bác sĩ sản khoa để đưa ra quyết định điều trị tốt nhất cho người bệnh.
 
Do sự tăng nguy cơ viêm lợi và sâu răng nên tầm quan trọng của việc chăm sóc vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày cần được nhấn mạnh với phụ nữ mang thai. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (The American Dental Association) đã đưa ra những lời khuyên sau đây để bạn có được một thói quen vệ sinh răng miệng tốt:
 
Đánh răng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm trong hai phút, sử dụng cùng với kem đánh răng chứa Fluoride.
 
Thay bàn chải mỗi 3 đến 4 tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị xơ, mòn. Khi lông bàn chải trở nên xơ, mòn thì hiệu quả làm sạch răng sẽ suy giảm, và có thể gây kích thích lợi của bạn.
 
Làm sạch kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các kẽ răng và một phần cổ răng dưới lợi.
 
Nếu xác định cần liệu pháp bổ sung Fluoride tại chỗ để giảm thiểu ảnh hưởng của sự mòn răng thì bôi varnish Fluoride có thể được ưu tiên hơn liệu pháp áp gel Fluoride do gây buồn nôn.
 
Cùng đó bạn cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, bởi nó cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chế độ ăn uống lành mạnh đa dạng, cân bằng từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau, như: ngũ cốc, rau, hoa quả, thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa, chất béo… Hạn chế ăn vặt. Mỗi lần bạn sử dụng thức ăn, hoặc đồ uống có chứa đường, các vi khuẩn trong miệng sẽ giải phóng acid tác động đến răng của bạn, tăng nguy cơ phát triển sâu răng.
 
BS Tạ Thu Anh khuyên, bạn nên đến khám nha sĩ ngay khi có kế hoạch mang thai để phòng và điều trị các bệnh răng miệng trước khi có nguy cơ tiến triển nặng hơn trong quá trình mang thai, như viêm lợi, sâu răng, viêm tủy răng, răng khôn có nguy cơ biến chứng… giảm thiểu can thiệp trong quá trình mang thai.
 
 
BS Việt Thắng

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).