Các cách tầm soát ung thư vú

Chia sẻ

PNTĐ-Người bị ung thư vú có cơ hội chữa lành bệnh khá cao nếu như người bệnh phát hiện sớm. Dưới đây là các cách tầm soát ung thư vú

 
1. Khám tổng quát
 
Đa số người Việt Nam không có thói quen khám tổng quát sức khỏe đều đặn. Mặc dù việc này không giúp phòng chống ung thư vú nhưng nó có thể giúp bạn phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, từ đó nhận được phương pháp điều trị kịp thời.
 
2. Xét nghiệm di truyền để tầm soát ung thư vú
 
Bên cạnh những trường hợp mắc bệnh một cách ngẫu nhiên, ung thư vú còn có một tỉ lệ di truyền theo gen nhất định. Điều này đặc biệt quan trọng vì nó có thể là dấu hiệu giúp bạn phát hiện và kiểm soát sớm ung thư. Hãy kiểm tra ngay nếu bạn thấy trong gia đình đã có nhiều thành viên mắc bất kì bệnh ung thư nào. Nữ diễn viên Angelina Jolie là một ví dụ điển hình cho trường hợp này, khi cô quyết định làm xét nghiệm ung thư di truyền để kiểm tra nguy cơ ung thư của mình khi mẹ cô qua đời do ung thư buồng trứng. Việc làm này giúp giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh của nữ diễn viên.
 
Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm gen mà bạn có thể lựa chọn để kiểm tra nguy cơ ung thư vú của mình
 
– Xét nghiệm nước bọt
– Xét nghiệm máu
 
Hai phương pháp này đều đảm bảo phát hiện được những bất thường gen cả kích thước lớn lẫn nhỏ với độ chính xác rất cao, chỉ khác nhau về chi phí xét nghiệm do kĩ thuật sử dụng của mỗi phương pháp khác nhau (sự khác nhau trong chi phí xét nghiệm chỉ đến từ kĩ thuật mà mỗi phòng thí nghiệm sử dụng để phân tích mẫu của bạn). Tùy vào điều kiện kinh tế mà bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp phù hợp.
 
So với các kỹ thuật tầm soát khác, phương pháp xét nghiệm nước bọt này có nhiều ưu điểm rõ rệt:
 
– Tiết kiệm chi phí
– Cho kết quả chuẩn xác hơn với thời gian nhanh hơn, thực hiện đơn giản, ít tốn kém
– Được chuyên gia tư vấn cụ thể về cách theo dõi, điều trị, kiểm soát bệnh sớm, đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân có tiền sử ung thư trong gia đình.
 
Phòng bệnh hơn trị bệnh. Hãy chủ động kiểm tra mọi nguy cơ mắc bệnh của mình trước khi nó bắt đầu xâm chiếm cơ thể bạn, vì bản thân và vì gia đình mình.
 
Thu Hiền

Tin cùng chuyên mục

Sởi ở người lớn

Sởi ở người lớn

(PNTĐ) - Không còn là căn bệnh “của trẻ con”, sởi đang quay trở lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả người lớn. Nhiều bệnh nhân trưởng thành nhập viện trong tình trạng nguy kịch, gặp các biến chứng như viêm phổi nặng, tiêu chảy cấp, thậm chí suy hô hấp tiến triển (ARDS) phải can thiệp bằng kỹ thuật ECMO.
Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

Hà Nội: Khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em

(PNTĐ) - Mới đây, Bệnh viện Tim Hà Nội đã phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đến thăm, khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội 3 Hà Nội.