Các dấu hiệu cần biết của bệnh lý sỏi mật

Chia sẻ

Sỏi mật là một bệnh về đường tiêu hóa do sự hình thành sỏi trong túi mật gây ra. Tại Việt Nam, sỏi mật chủ yếu gặp ở đường mật chính, trong đó sỏi trong gan chiếm tỷ lệ 20-56%. Có khoảng 20% dân số sẽ phát triển sỏi mật trong cuộc đời của mình, trong số đó có 20-30% phát triển thành các triệu chứng bệnh.

Sỏi mật xuất hiện do chuyển hoá. Đầu tiên sỏi ở trong lòng túi mật sau đó di chuyển vào ống mật chủ, vì lý do nào đó không thể di chuyển tiếp sẽ tạo thành sỏi đường mật ngoài gan hoặc trong gan. Nguy cơ tái phát sỏi trong những trường hợp này cao là do có can thiệp vào đường mật thì không thể tránh khỏi nhiễm trùng. Mỗi một lần nhiễm trùng thành đường mật sẽ không còn nhẵn khiến cho mật lưu thông không tốt, gây ra sỏi.

Ở mỗi người, biểu hiện của sỏi mật không giống nhau, nhưng một số triệu chứng điển hình của sỏi mật phải kể đến là: Đau hạ sườn phải (cơn đau thường xảy ra ở hạ sườn bên phải hoặc vùng thượng vị lan lên vai phải và ra sau lưng; tính chất đau thường âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo vị trí sỏi xuất hiện); sốt, ớn lạnh (người bệnh sỏi mật có thể bị sốt, cảm lạnh do nhiễm trùng đường mật hoặc viêm túi mật; thường sốt cao trên 380C kèm cảm giác rét run, vã mồ hôi nhiều sau khi cơn sốt hạ xuống); rối loạn tiêu hóa (với các triệu chứng sợ đồ dầu mỡ, ợ chua, đầy bụng, ăn không tiêu…); vàng da (tùy vào tiến triển của sỏi mật mà mức độ vàng da của người bệnh khác nhau; thường kèm theo hiện tượng ngứa nhiều).

T.S Bs Đỗ Tuấn Anh thăm khám cho người bệnh 	Ảnh: BVCCT.S Bs Đỗ Tuấn Anh thăm khám cho người bệnh  Ảnh: BVCC

Một số trường hợp có sỏi túi mật, sỏi trong gan không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khi có những triệu chứng đau kéo dài ở vùng mạn sườn phải như đau âm ỉ hoặc đau dữ dội lan ra sau lưng hoặc vùng thượng vị; sốt cao, vàng da, nước tiểu vàng… thì cũng là lúc bệnh sỏi mật gây biến chứng nặng. Theo thống kê thì có khoảng từ 10-20% bệnh nhân có bệnh sỏi mật từ lúc phát hiện ra bệnh tới lúc có triệu chứng là sau 5-20 năm.

Sỏi mật là căn bệnh mắc do thói quen ăn kém vệ sinh, ăn thức ăn sống có nhiễm trùng. Tỷ lệ người dân ở nông thôn mắc bệnh sỏi đường mật còn nhiều do tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Trong khi đó, hiện nay, xu hướng gia tăng các bệnh lý sỏi túi mật ở người dân sống tại thành thị giống như một số nước phát triển do cuộc sống hiện đại mọi người thường ăn thức ăn đường phố, đồ ăn nhanh không đảm bảo vệ sinh nên tăng các ca bệnh mắc sỏi mật…

Cùng đó, việc mắc bệnh về chuyển hoá cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu tình trạng viêm đường mật tái diễn nhiều lần, kéo dài… bệnh có thể tiến triển thành ung thư đường mật. Bởi vậy, để phòng bệnh, người dân nên ăn chín, uống sôi, tẩy giun định kỳ 6 tháng đến 1 năm.

Bệnh sỏi túi mật phát hiện rất đơn giản qua siêu âm và làm một số xét nghiệm cận lâm sàng. Khi người dân thấy đau bụng, đặc biệt đau vùng gan, sốt, có dấu hiệu vàng da… thì cần phải đến cơ sở y tế thăm khám.

Phát hiện sớm và điều trị sỏi mật kịp thời sẽ hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phúc mạc mật; viêm tụy cấp do sỏi; chảy máu đường mật; viêm mủ đường mật và áp xe gan mật; sốc nhiễm khuẩn đường mật; hoặc những biến chứng mạn tính của bệnh gan mật xơ gan mật, ung thư đường mật.

TS.BS Đỗ Tuấn Anh
Trưởng khoa Phẫu thuật Gan mật, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.