Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt, đột quỵ do nắng nóng

Chia sẻ

Nắng nóng diện rộng và gay gắt những ngày gần đây đã khiến nhiều người đổ bệnh, phải nhập viện cấp cứu. Tại khoa Khám bệnh (BV Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội), lượng bệnh nhân vào thăm khám với các triệu chứng như: đường huyết cao, cao huyết áp, suy tim nặng lên… cũng có xu hướng tăng.

BSCKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị.BSCKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị. (Ảnh: Minh Thúy)

BS Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng khoa Cấp cứu (BV Hữu nghị Việt Xô) cho biết: Cơ thể người hoạt động tốt nhất ở 250C. Khi nhiệt độ dao động trong khoảng 20-300C, hệ thống điều hòa thân nhiệt sẽ hoạt động, giúp cơ thể thích nghi với môi trường. Vượt quá hai ngưỡng này, cơ thể sẽ bị rối loạn, không thể điều hòa nhiệt độ; nguy cơ cao dẫn tới hiện tượng bị phù, phát ban, chuột rút, thậm chí là ngất, kiệt sức và sốc nhiệt, gây tổn thương hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận, hệ thần kinh, dẫn tới tử vong... Tình trạng này có thể xảy ra với mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi.

Bởi vậy, ứng phó với thời tiết nắng nóng thường xuyên kéo dài như hiện nay, BS Khiêm khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc môi trường có nhiệt độ cao. Trường hợp bắt buộc phải ở ngoài trời, người dân nên mặc quần áo dài tay, đảm bảo thoáng mát và đội nón rộng vành; cứ mỗi giờ dành ra 15 phút nghỉ ngơi trong môi trường có không khí mát mẻ, sau đó trở lại làm việc.

Tất cả người dân, đặc biệt những người lao động ngoài trời cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, không nên đợi khát nước mới uống; nên chọn uống các loại nước có muối khoáng, nước chanh có pha muối, đường; không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh.
Bên cạnh đó, tuy nóng bức nhưng người dân cần chú ý để nhiệt độ trong phòng điều hòa không nên chênh lệch quá cao so với môi trường bên ngoài. Nếu nhiệt độ ngoài trời 36-370C thì trong nhà chỉ nên 25-270C; không để quạt thổi trực tiếp vào người để phòng bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó, người dân cần thực hiện ăn chín, uống chín, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng…

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).