Cảnh báo nguy hại sức khỏe khi ăn tiết canh, gỏi cá, thịt sống

Chia sẻ

Mới đây, BV Hữu nghị Việt Đức vừa cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân (ở Hải Phòng), nhập viện trong trạng thái shock, suy giảm chức năng gan, thận; cần tới vận mạch để duy trì huyết áp... suýt mất mạng do ăn gỏi cá rô phi nhiễm “tả biển”.

Nhiễm khuẩn do ăn cá sốngNhiễm khuẩn do ăn cá sống

Mới đây, BV Hữu nghị Việt Đức vừa cấp cứu thành công một trường hợp nam bệnh nhân (ở Hải Phòng), nhập viện trong trạng thái shock, suy giảm chức năng gan, thận; cần tới vận mạch để duy trì huyết áp... suýt mất mạng do ăn gỏi cá rô phi nhiễm “tả biển” - vi khuẩn bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường ăn uống, cùng họ với vi khuẩn tả, loại thường có trong các loại thủy sản như cá, tôm.

Đáng nói, trường hợp bệnh nhân trên không phải cá biệt. Ở một vùng Đông Bắc Thái Lan có hàng ngàn người tử vong hàng năm do thói quen ăn gỏi cá sống và bị nhiễm ký sinh trùng giun tròn. Chỉ tính riêng trong chuyên ngành phẫu thuật cột sống, các bác sĩ tại BV Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện nhiều ca phẫu thuật để giải cứu thần kinh do những khối “sán” chèn ép vào tuỷ sống.

Thực tế, thói quen ăn tiết canh, gỏi cá/thịt dưới dạng sống hoặc tái luôn chứa đựng nhiều nguy cơ gây bệnh, thậm chí nguy hại tính mạng. Chẳng hạn, khi ăn tiết canh lợn, tiết canh dê, người dân có thể nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não mủ, nhiểm khuẩn huyết và cả di chứng điếc vĩnh viễn. Với tiết canh gia cầm (vịt, sâm cầm, le le…) người dân lại có nguy cơ nhiễm các loại virus cúm. Nếu ăn các loại gỏi cá, gỏi tôm ở miền biển (nước mặn, nước lợ) hoặc các vùng miền núi, nguy cơ nhiễm giun, sán (như giun đầu gai, giun lươn, sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn…) rất cao, gây ra những tổn thương tàn phá trong não, tuỷ sống, gan, phổi và trong đường tiêu hoá. Rất nhiều bệnh nhân đã bỏ mạng vì gặp phải biến chứng do những loài này gây ra.

Ngay cả những món ăn như: nem chua, nem chạo, món thịt tái bóp nộm và cả thịt nhúng lẩu chưa chín…; Sushi, Sashimi cá hồi, cá ngừ, cá trích, bạch tuộc và mực... vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người do vi khuẩn tồn tại trong các thực phẩm trên. Ngoài ra, nếu vô tình sử dụng rau sống (ăn kèm với trong các loại gỏi sống) chưa được rửa sạch, người dân có thêm nguy cơ nhiễm các loại trứng giun sán, vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn cũng như dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Để đảm bảo sức khỏe, người dân cần “ăn chín, uống sôi”. Khi ăn các loại rau sống, cần rửa kỹ, ngâm với nước muối trước khi sử dụng. Tuyệt đối không ăn các loại ốc, sò, ngao, hến… nếu sau khi xào, luộc mà chúng chưa chín và mở nắp vỏ; tránh tối đa việc sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không rõ độc tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân cũng như người thân.

BS.Trần Quốc Khánh
(Khoa Phẫu thuật cột sống, BV Hữu nghị Việt Đức)

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.