Chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tuổi trung niên

Chia sẻ

Bước vào tuổi trung niên, nhất là sau 50 tuổi, sức đề kháng và nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu…lao dốc. Lúc này, người phụ nữ có thể gặp phải những bệnh ít thấy khi còn trẻ một cách thường xuyên, nghiêm trọng hơn… Bởi vậy, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ tuổi trung niên là điều hết sức cần thiết.

TS Nguyễn Thiện Trưởng và BS Đỗ Nam Khánh tư vấn trực tuyến cho phụ nữ trung niên về các giải pháp nâng cao sức khỏeTS Nguyễn Thiện Trưởng và BS Đỗ Nam Khánh tư vấn trực tuyến cho phụ nữ trung niên về các giải pháp nâng cao sức khỏe

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 95% người lớn tuổi có vấn đề về sức khỏe và chủ yếu mắc các bệnh mạn tính không lây nhiễm (gồm xương khớp, tim mạch và huyết áp, tiền liệt tuyến, rối loạn tiểu tiện…), 22,9% người trung niên có sức khỏe kém, trung bình một người có tuổi mắc 2,69 bệnh. Trong đó, những người có sức khỏe tốt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ: 5,23%.

Thông tin tại một buổi tọa đàm về “Vai trò của phụ nữ trung và cao tuổi trong cuộc sống”, TS Nguyễn Thiện Trưởng - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch thường trực TƯ Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: Tuổi ở phụ nữ hiện là 75 tuổi (cao hơn nam giới), nhưng tuổi khỏe mạnh mới dừng ở mức 65-66 tuổi. Như vậy có nghĩa chúng ta còn có khoảng 10 năm sống không khỏe mạnh. Phụ nữ trung tuổi muốn sống khỏe, sống đẹp cần phải biết chăm sóc chính mình.

Bởi vậy, TS Nguyễn Thiện Trưởng khuyên phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên nên chú ý tới vấn đề dinh dưỡng. Theo đó, chị em nên giảm lượng đường bột và tăng cường rau củ quả, bổ sung gia vị tỏi vào thực đơn hàng ngày… Đồng thời, người trung niên cũng nên hạn chế ăn mỡ động vật, lòng đỏ trứng hoặc các loại phủ tạng, nên ăn cá thay cho ăn thịt; ăn nhiều loại đậu, rau củ vì đây là nguồn đạm thực vật lành tính và tốt hơn cho cơ thể. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi này, chị em nên bổ sung các vi chất như canxi, sắt, kẽm, đồng, magie và vitamin giúp chắc xương, tăng cường sức đề kháng; bổ sung selen giúp tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư.

Bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phụ nữ trung tuổi cũng cần tích cực tập thể dục thể thao, chẳng hạn: tập dưỡng sinh, thiền, đi bộ, vận động khác phù hợp sức khỏe… để giải tỏa cả về mặt thể trạng, thậm chí điều trị cả vấn đề tâm lý. Ngoài ra, phụ nữ trung tuổi cũng cần biết yêu thương bản thân, biết cách tự chăm sóc mình.

Đồng tình với quan điểm trên, BS Đỗ Nam Khánh - Công ty CP truyền thông chăm sóc sức khỏe Sao Đại Việt nhấn mạnh thêm: Phụ nữ trung tuổi nói riêng và người dân nói chung cũng giống như một bác sĩ dinh dưỡng trong gia đình. Bởi phụ nữ chính là người chăm lo sức khỏe cho tất cả các thành viên trong gia đình. Nếu người mẹ, người vợ hiểu rõ vấn đề dinh dưỡng của chồng mình, chẳng hạn: Tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… nên ăn những nhóm thực phẩm gì, chắc chắn sức khỏe người chồng sẽ được đảm bảo tốt nhất.

Hiện nay, công nghệ 4.0 phát triển, chị em phụ nữ có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin về sức khỏe trên mạng xã hội. Tuy nhiên, BS Đỗ Nam Khánh khuyến cáo: Khi tìm hiểu trên mạng, phụ nữ trung tuổi nên biết chắt lọc thông tin theo những nguồn uy tín, vì đôi khi chúng ta đọc những bài không có hữu ích mà lại phản lại tác dụng. Ngoài vấn đề dinh dưỡng, vận động cũng là điều phụ nữ trung tuổi cần quan tâm. Đặc biệt với phụ nữ mắc bệnh lý tiểu đường, điều cần quan tâm đầu tiên là vấn đề dinh dưỡng, thứ hai là vận động, thứ ba mới là dùng thuốc.

BS Đỗ Nam Khánh chia sẻ thêm: “Khi trực tiếp xuống gặp, hướng dẫn bài tập dưỡng sinh cho người trung và cao tuổi, tôi thường nghe mọi người biện luận rằng “Cô vận động suốt ngày, lúc nào cũng luôn chân, luôn tay trông cháu rồi quét nhà, nấu cơm… chứ có thiếu vận động đâu”. Tuy nhiên, vận động như vậy chưa đủ. Chúng ta phải hiểu vận động muốn hiệu quả phải có sự tập luyện đều đặn theo một quy trình và thời gian biểu cụ thể, khoa học. Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, người trung tuổi nói chung, phụ nữ nói riêng nên dành 30 phút đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày để vận động, giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra, phụ nữ tuổi trung niên cũng nên quan tâm yếu tố về tâm lý. Cách đây không lâu, tôi tư vấn sức khỏe cho một bác về việc làm sao khắc phục tình trạng mất ngủ, vì bác từng tới bệnh viện khám, được kê thuốc về uống nhưng không đỡ. Qua trò chuyện tôi biết rằng bác và chồng vốn không tìm được tiếng nói chung với nhau trong cuộc sống. Hai vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi cọ. Mỗi lần như vậy bác lại mất ngủ cả đêm, còn kéo theo đau đầu, đau dạ dày. Dần dần, chứng mất ngủ nghiêm trọng hơn, nhiều khi ngày bình thường cũng bị. Đây là một điển hình của vấn đề tâm lý. Người trung, cao tuổi thường rất nhạy cảm, dễ xúc động do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Nếu không suy nghĩ tích cực, lạc quan và tìm được cách giải tỏa tâm lý… rất khó để chị em phụ nữ sống vui, sống khỏe - BS Khánh khuyên.

LÝ THANH 

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.