Cứu sống hai mẹ con sản phụ có khối u gan 3kg thể hiếm gặp

Chia sẻ

Đang mang thai ở tuần 36, sản phụ Lưu Thị D (32 tuổi, ở Thuận Thành, Bắc Ninh) được phát hiện khối u trong gan kích thước lên tới 18cm, thể sarcoma tổ chức liên kết của gan - một thể hiếm gặp ở Việt Nam và thế giới khiến tình trạng của hai mẹ con rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chị Lưu Thị D. biết, đây là lần mang thai thứ 3. Hai lần mang thai trước đều khỏe mạnh bình thường và mẹ tròn con vuông. Trong thai kỳ lần này, đến tháng thứ 5 chị thấy xuất hiện tình trạng đau tức vùng trên ức, khó thở, vùng ngực to lên bất thường. Đến tuần thai thứ 36, tình trạng đau tức ngực của chị tăng nặng. Khi tới BV Phụ sản Trung ương để đăng ký sinh, chị được các bác sĩ chuyển sang BV Bạch Mai để kịp thời cứu chữa.

TS.BS Trần Mạnh Hùng và BS. Trần Quế Sơn thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện.TS.BS Trần Mạnh Hùng và BS. Trần Quế Sơn thăm khám cho bệnh nhân trước khi xuất viện. (Ảnh: Mai Thanh)

Bác sỹ Trần Quế Sơn - Khoa Ngoại tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết: Qua thăm khám phát hiện bệnh nhân có khối u kích thước 18cm trên gan trái. Khối u kích thước rất lớn gây nguy hiểm cho cả sản phụ và thai nhi bất cứ lúc nào. Nhận định tình trạng cấp cứu, BV đã tổ chức hội chẩn toàn viện bao gồm các chuyên gia đầu ngành do GS.TS Nguyễn Gia Bình chủ trì và quyết định đình chỉ thai nghén để cứu con và cứu mẹ.

Ngày 19/6, cuộc mổ diễn ra với sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên khoa liên quan: Nhi, Huyết học truyền máu, Gây mê hồi sức, Sản và Ngoại khoa…để sẵn sàng ứng cứu và xử lý các tình huống có thể xảy ra đối với sản phụ và thai nhi.

Khối u nặng 3 kg được các bác sĩ Khối u nặng 3 kg được các bác sĩ "giải thoát" khỏi lồng ngực của bệnh nhân. (Ảnh: Mai Thanh)

Sau 30 phút, kíp mổ của khoa Sản đã lấy ra bé gái nặng 3kg, đồng thời tiến hành cắt tử cung cho bệnh nhân do tử cung co hồi không tốt. Tiếp theo, kíp mổ của Khoa Ngoại tiến hành cắt gan trái theo phương pháp Tôn Thất Tùng. Sau hơn 2h đồng hồ, ca phẫu thuật hoàn thành, cắt thành công khối u nặng 3 kg trên gan trái.

Sau khi được lấy ra khỏi bụng mẹ, em bé đã được chuyển xuống chăm sóc tại Khoa Nhi. Cháu bé ăn ngủ tốt và các chỉ số đều bình thường nên cháu đã được về nhà vào ngày 26/6. Những ngày sau hậu phẫu, sức khỏe của chị D hồi phục tốt và được ra viện vào ngày 30/6. Tuy nhiên chị D cần được tiếp tục theo dõi để có phác đồ điều trị tốt nhất theo diễn tiến của bệnh.

Từ trường hợp cụ thể trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai nên có ý thức theo dõi thai định kỳ theo hướng dẫn của các chuyên gia sản khoa, bởi các bệnh lý và biến chứng sản khoa là điều có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và khi sinh nở. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị kịp thời.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).