Dinh dưỡng lành mạnh cho người đái tháo đường

Chia sẻ

PNTĐ-Khi bị bệnh đái tháo đường, hoặc tiền đái tháo đường, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để lập một kế hoạch ăn uống dựa trên mục tiêu sức khỏe.

 
Lập kế hoạch ăn uống lành mạnh ra sao?
 
Theo chuyên gia của Khoa Dinh dưỡng - bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đối với người mắc bệnh đái tháo đường type 2 có thừa cân béo phì, giảm cân cũng giúp kiểm soát đường huyết dễ dàng hơn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác (giảm các yếu cơ nguy cơ tim mạch, tăng chất lượng cuộc sống…). Khi đó, chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp với từng cá thể là cách giúp người bệnh đạt được mục tiêu của mình một cách an toàn và hiệu quả.
 
Dinh dưỡng lành mạnh cho người đái tháo đường - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Đối với người mắc đái tháo đường, việc sắp xếp các bữa ăn vào các thời gian cố định trong ngày là cần thiết. Điều này giúp người bệnh sử dụng tốt hơn lượng insulin mà cơ thể tự sản xuất, hoặc được cung cấp thông qua một loại thuốc.
 
Theo đó thực phẩm khuyến nghị:
 
Nhóm tinh bột: Người bệnh đái tháo đường nên dựa vào chỉ số đường huyết để lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là nhóm tinh bột. Phương pháp này xếp loại thực phẩm có chứa carbohydrate dựa trên tác dụng của chúng đối với mức đường huyết. Người bệnh nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, hoặc trung bình để sử dụng (GI≤55). Để cụ thể hơn, người bệnh nên trực tiếp gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể hơn.
 
Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ hỗ trợ cơ thể tiêu hóa, điều tiết hấp thu đường từ thức ăn vào máu, từ đó giúp kiểm soát đường huyết. Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường nên được cung cấp từ các loại rau củ và ngũ cốc nguyên hạt. Viện Dinh dưỡng Việt Nam khuyến nghị, nên ăn ít nhất 400g rau xanh/ngày.
 
Nhóm chất đạm: Người bệnh đái tháo đường nên chọn ăn cá, thịt nạc, nhóm đậu đỗ, thịt da cầm bỏ da… nhưng với lượng vừa phải, chiếm 15 - 20% năng lượng khẩu phần hàng ngày để tránh biến chứng thận sau này.
 
Nhóm chất béo: Dầu thực vật được ưu tiên dùng ở người bệnh đái tháo đường: dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu và xen kẽ các bữa dầu cá.
 
Thực phẩm cần tránh
 
Theo chuyên gia của khoa Dinh dưỡng - bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bạn cần tránh một số thực phẩm dưới đây:
 
Thực phẩm có hàm lượng đường cao: gạo trắng, bánh mì, miến, khoai củ nướng, hoa quả sấy khô…
 
Chất béo bão hòa: Tránh các sản phẩm sữa giàu chất béo, và protein động vật như bơ, thịt bò, xúc xích và thịt xông khói. Cũng hạn chế dầu dừa và dầu hạt cọ.
 
Chất béo chuyển hóa: Tránh chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong đồ ăn nhẹ chế biến sẵn, đồ hộp, đồ nướng, quay, chiên, rán.
 
Cholesterol: Nguồn cholesterol bao gồm các sản phẩm từ sữa giàu chất béo và protein động vật giàu chất béo như mỡ động vật, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, gan và các loại nội tạng động vật khác. Đặt mục tiêu không quá 200 (mg) cholesterol mỗi ngày.
 
Natri: Mục tiêu cho ít hơn 2,3g natri mỗi ngày. Natri không chỉ có trong muối, nước mắm mà còn có trong mì chính, hạt nêm, nên tránh dùng trong chế biến.
 
Nguyên tắc ăn uống bạn cần lưu ý: Người bệnh đái tháo đường cần tuân theo chế độ dinh dưỡng do chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc sau để đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết và các mục tiêu sức khỏe khác, như: Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn rau trước khi ăn cơm và các thức ăn khác để tránh tình trạng đường huyết tăng, hoặc giảm đột ngột. Ăn uống điều độ, đúng các khung giờ cố định dựa vào tác dụng của thuốc kiểm soát đường huyết đang sử dụng, tránh, nằm, ngồi một chỗ sau ăn.
 
Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều thành phần và khối lượng các bữa ăn hàng ngày mà phải thay đổi theo lộ trình, tránh việc hạ đường huyết đột ngột. Món ăn phải được chế biến luộc, hấp, hạn chế xào, rán, nướng, quay… Duy trì vận động với mức độ và thời gian phù hợp với tình trạng sức khỏe.
 
 
BS CK2 Việt Thắng

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

Liên tiếp 3 trẻ đuối nước nghiêm trọng: Cảnh báo khi mùa hè đang đến gần

(PNTĐ) - Dù mới bước vào đầu hè, nhưng chỉ trong 3 ngày cuối tuần vừa qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi đuối nước nghiêm trọng, nguy kịch tính mạng. Đuối nước ở trẻ em thường là hậu quả do sự hiếu động của trẻ nhỏ, sự bất cẩn của người lớn khi trông trẻ và hệ thống sông ngòi, ao hồ, bể bơi... chưa đảm bảo điều kiện an toàn.
Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.