Đông y hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn

Chia sẻ

PNTĐ-Trong hỗ trợ điều trị các cặp vô sinh, hiếm muộn, bên cạnh các phương pháp trị liệu của y học hiện đại, còn có những bài thuốc hay của y học cổ truyền.

 
Bài 1: Bài thuốc thay thế cao ban long
 
Từ lâu, cao ban long được nhiều người biết đến với công dụng tốt cho sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ; nhưng không phải ai cũng có điều kiện sử dụng do giá thành đắt đỏ. Thay thế cao ban long, lương y Nguyễn Kiều - người sáng lập trường Tuệ Tĩnh (nay là Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam) nghiên cứu ra bài thuốc có tên Kê Khương Đường; với những vị thuốc sẵn có trong tự nhiên, dễ làm nhưng đem lại hiệu quả cao, giúp điều trị các chứng: hao tổn tân dịch, sốt nóng, rét ngoại cảm, suy nhược cơ thể, chứng thận âm lưỡng hư, rong kinh kéo dài, niêm mạc tử cung và nang trứng kém phát triển, tử cung lạnh, độ tưới máu tử cung kém, chất lượng tinh trùng kém, người suy kiệt mệt mỏi sau đẻ, sau phẫu thuật, người mới ốm dậy... 
 
Thành phần bao gồm: trứng gà (2 quả), gừng 20gr, nước mía 200ml (hoặc nước đường khoảng 2 thìa cơm + 200ml nước). Cách chế biến: Trứng luộc chín, lấy lòng đỏ rồi đánh cho nhỏ, mịn; Gừng rửa sạch, nướng cháy vỏ, sau đó đem cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ. Cho gừng và nước mía đun sôi còn 150ml rồi cho bào bát cùng với lòng đỏ trứng gà, quấy đều, ăn ngay lúc còn ấm. Ngày dùng 1 lần vào mỗi buổi sáng. 
 
Bài 2: “Ôn bào ẩm” chữa lạnh tử cung
 
Nhiều trường hợp vô sinh - hiếm muộn nữ được chẩn đoán là không rõ nguyên nhân. Trong số đó, nhiều trường hợp được thầy thuốc Đông y chẩn đoán là do tử cung lạnh.
 
Điều trị chứng bệnh này, bài thuốc hữu hiệu có tên “Ôn bào ẩm” thường được sử dụng gồm những vị sau: bạch truật (sao vàng), ba kích nhục (tẩm nước muối) 1gr; nhân sâm, hoài sơn (sao), đỗ trọng (sao đen), thố ty tử (sao rượu), khiếm thực (sao) mỗi thứ 11,5gr; nhục quế, bổ cốt chí (sao muối) 7,5gr; phụ tử 0,5gr. Ngày một thang uống liền 1 tháng thì bào cung ấm áp sẽ thụ thai dễ dàng. 
 
Qua kinh nghiệm, dùng bài thuốc nói trên cùng với bài Lục vị hoàn (làm thuốc tễ) sẽ có công hiệu cao. Nhiều trường hợp được chẩn đoán tử cung lạnh đã được điều trị thành công.
 
 
BS Trần Minh Tiến

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).
​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.