Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).

Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 592 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (221/0); trong tuần không ghi nhận thêm ổ dịch mới, các ca mắc đều là ca tản phát, cộng dồn từ đầu năm đến nay ghi nhận 5 ổ dịch, hiện tại tất cả các ổ dịch đã kết thúc.

Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết hiện nay đã chuyển sang mùa hè, nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian tới.

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Về bệnh tay chân miệng, tuần qua, toàn Thành phố ghi nhận 170 ca mắc, 0 ca tử vong, giảm 25 ca mắc so với tuần trước (195/0). Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã; một số đơn vị có nhiều bệnh nhân, gồm: Hoàng Mai (24 ca); Đông anh (17 ca); Cầu Giấy, Mê Linh (14 ca); Chương Mỹ (10 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 948 ca mắc, 0 ca tử vong, tăng 104% số ca mắc so với cùng kỳ năm 2023 (465/0).

Trong đó có 08 ổ dịch tay chân miệng mới tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, ghi nhận 26 ổ dịch, trong đó còn 14 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Thanh Oai, Hoàng Mai, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hai Bà Trưng.

Trong tuần, Thành phố cũng ghi nhận 15 ca mắc ho gà, rải rác tại 11 quận, huyện; tăng 14 ca mắc so với tuần trước đó (01/0). Như vậy, trong năm 2024 đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện; tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0). Phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%), tỷ lệ trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 72% số ca mắc.

Thủy đậu ghi nhận 44 ca mắc, 0 ca tử vong; tăng 01 ca so với tuần trước (43/0). Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 478 ca mắc thủy đậu, 0 ca tử vong, giảm so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, các dịch bệnh sởi, rubella, uốn ván, viêm não Nhật Bản, dại không ghi nhận trong tuần.

Trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo khi có ca bệnh, ổ dịch. Đồng thời, giám sát công tác phòng chống tay chân miệng tại Lam Điền, Chương Mỹ.

Cùng với đó, Thành phố cũng tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết; tập trung giám sát các ổ dịch cũ năm 2023 tại các quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Mê Linh, Thạch Thất, Tây Hồ.

Ngành Y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin theo quy định.

Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và dại; triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dân số

(PNTĐ) - TheoCục Dân số, côngtác dân số hiện nay đã có nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn đối mặt với một số vấn đề nảy sinh đòi hỏi cần có giải pháp trước mắt và lâu dài để đảm bảo các chỉ tiêu dân số, nâng cao chất lượng dân số.
86% người Việt có kế hoạch xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn trong năm tới

86% người Việt có kế hoạch xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn trong năm tới

(PNTĐ) - Cuộc khảo sát "New Year, New Me" (Năm mới, Tôi mới) thực hiện tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cho thấy 93% người tiêu dùng tại Việt Nam cho biết chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất của họ. Hơn 8 trên 10 người Việt (86%) có kế hoạch xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh hơn trong năm tới, và họ sẽ đánh giá hiệu quả của chế độ ăn uống lành mạnh khi thể chất được cải thiện, cảm thấy nhiều năng lượng hơn và ngủ ngon hơn.
Nguy cơ dân số âm khi người trẻ ngày càng có xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con

Nguy cơ dân số âm khi người trẻ ngày càng có xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con

(PNTĐ) - Mặc dù các cơ quan chức năng liên quan đã có nhiều nỗ lực để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc đảm bảo tỉ lệ sinh với mỗi gia đình là sinh đủ 2 con, song thực tế tổng tỉ suất sinh ở nước ta những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần. Điều này đặt ra nhiều lo ngại trong tương lai như già hoá dân số tăng nhanh, thiếu hụt nguồn lao động cho xã hội…