Hà Nội lên kế hoạch tiêm vắc-xin cho trẻ em từ quý IV/2021

Chia sẻ

Theo kế hoạch triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2021-2022 của UBND TP Hà Nội, việc triển khai theo lứa tuổi từ cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc-xin và tình hình dịch của thành phố.

Cụ thể, thành phố sẽ triển khai tiêm vắc-xin cho toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi (bao gồm cả trẻ đi học hoặc không đi học) có chỉ định sử dụng vắc-xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Thành phố triển khai tiêm cho trẻ ngay khi tiếp nhận vắc-xin và tùy theo tiến độ cung ứng vắc-xin của Bộ Y tế. Với mục tiêu trên 95% trẻ từ 12-17 tuổi sống trên địa bàn TP Hà Nội được tiêm chủng đủ mũi vắc-xin Covid-19 theo từng đợt phân bổ, thời gian thành phố triển khai dự kiến trong quý IV/2021 đến hết quý I/2022; Tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

Nhân viên y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh tại huyện Củ ChiNhân viên y tế tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh tại huyện Củ Chi (Ảnh: Thu Hương/TTXVN)

Cũng theo kế hoạch này, khi nguồn vắc-xin chưa đủ, việc phân bổ số lượng vắc-xin cho các quận, huyện, thị xã được triển khai theo thứ tự ưu tiên, đó là: Có ca F0 mới, có mật độ dân cư cao, có nhiều địa điểm thường tập trung đông người, nhiều ngành nghề dịch vụ, nhiều trường học, giáp ranh các tỉnh có dịch bệnh diễn biến phức tạp, cửa ngõ giao thông đi lại, có khu cách ly tập trung....

Khi có đủ vắc-xin, việc triển khai được tiến hành đồng loạt trên toàn thành phố. Ngoài ra, căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh thực tế tại thời điểm triển khai chiến dịch, thành phố sẽ có điều chỉnh, ưu tiên cụ thể cho từng địa phương nhằm bảo đảm tối ưu cho công tác phòng, chống dịch bệnh với nguyên tắc: Ưu tiên tiêm trước cho các nhóm đối tượng trẻ em ở các quận, huyện đang có dịch. Hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động.

Tùy thuộc vào tình hình dịch và thời điểm học sinh quay lại trường học, việc triển khai tiêm cho trẻ sẽ diễn ra tại cộng đồng hoặc trường học. Cụ thể, tổ chức các điểm tiêm tại trạm y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại trường học... Đồng thời, huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ nhân viên có chứng nhận an toàn tiêm chủng tăng cường tại điểm tiêm.

Theo kế hoạch, ngành Y tế chịu trách nhiệm tập huấn cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng. Cùng với đó, tổ chức điểm tiêm bảo đảm an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng... UBND thành phố cũng yêu cầu thiết lập các đường dây nóng của thành phố, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn và Tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng.

Trên cơ sở kế hoạch của UBND thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch tiêm chủng để chỉ đạo tổ chức tiêm chủng trên địa bàn, chịu trách nhiệm công tác tổ chức tiêm chủng, rà soát đối tượng và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn.

LÝ THANH

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).