Hà Nội tăng cường tiêm xin phòng Sởi, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh mùa đông xuân

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần vừa qua (7-2 đến 14-2), số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như Tay chân miệng, Sởi, Sốt xuất huyết... tiếp tục ghi nhận tại nhiều quận, huyện. Trước tình hình dịch bệnh diến biến phức tạp, các địa phương đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh Sởi, đảm bảo bao phủ cho đối tượng nguy cơ cao.

Trong tuần, Hà Nội ghi nhận 32 trường hợp mắc Tay chân miệng (tăng 22 ca so với tuần trước). Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Sóc Sơn (7), Hà Đông (5), Nam Từ Liêm (4). Cộng dồn từ đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 96 ca bệnh, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (70 ca). Hiện bệnh nhân xuất hiện rải rác tại 23 quận, huyện nhưng chưa ghi nhận ổ dịch.

Hà Nội tăng cường tiêm xin phòng Sởi, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh mùa đông xuân - ảnh 1
Cán bộ TTYT huyện Thanh Oai hướng dẫn người dân lật úp phế thải phòng chống SXH tại cộng đồng.

Bênh Sởi vẫn duy trì mức cao với 114 ca trong tuần, không thay đổi so với tuần trước. Tính từ đầu năm 2025, đã ghi nhận 441 ca tại 30/30 quận, huyện, tăng đột biến so với năm 2024 (0 ca).

Theo CDC Hà Nội nhận định, số mắc Sởi trong tuần tương đương so với tuần trước và vẫn ở mức cao, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới. 

Bệnh Sốt xuất huyết trong tuần ghi nhận 12 ca, giảm 1 ca so với tuần trước. Tính từ đầu năm, Hà Nội có 149 ca, giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2024 (432 ca). Trong khi đó, Ho gà ghi nhận 1 ca tại Quốc Oai, nâng tổng số ca năm nay lên 7, tăng so với cùng kỳ 2024 (3 ca). Bênh Covid-19 ghi nhận 1 ca tại Cầu Giấy, tổng cộng 3 ca từ đầu năm, giảm rõ rệt so với năm 2024 (318 ca). Các dịch bệnh nguy hiểm khác như Liên cầu lợn, Não mô cầu, Uốn ván chưa ghi nhận ca bệnh.

Trước nguy cơ bệnh Sởi gia tăng, CDC Hà Nội đang tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại nhiều quận, huyện như Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Đông Anh, Hà Đông, Tây Hồ, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Sóc Sơn. Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã triển khai chiến dịch theo chỉ đạo, đồng thời giám sát, phát hiện ca bệnh, xử lý kịp thời.

Ngoài ra, ngành Y tế và Giáo dục tiếp tục phối hợp giám sát bệnh truyền nhiễm trong trường học, hỗ trợ tiêm chủng và tuyên truyền vắc xin đến phụ huynh. CDC Hà Nội kêu gọi người dân chủ động tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch và hưởng ứng các chiến dịch bổ sung nhằm ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm lan rộng trong cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

(PNTĐ) - Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất.
BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

(PNTĐ) - Nhân dịp triển khai chương trình thăm khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí ý nghĩa cho người dân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Trị, chiều 25/4, đoàn công tác Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Hà Nội đã có chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới (Quảng Bình). Đây dịp để hai Bệnh viện cùng mang tên biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thắt chặt thêm mối quan hệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và tìm hiểu về định hướng phát triển của nhau.
Nâng tầm đào tạo và chăm sóc sức khỏe

Nâng tầm đào tạo và chăm sóc sức khỏe

(PNTĐ) - Chiều ngày 22/4/2025, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội và Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và hợp đồng nguyên tắc. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong công tác đào tạo, nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

VNeID - “Lá chắn số” bảo vệ sức khỏe người dân giữa vấn nạn thuốc giả

(PNTĐ) - Tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Trong bối cảnh đó, ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu không chỉ trong cải cách thủ tục hành chính mà còn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc y tế và bảo vệ người dân trước hiểm họa thuốc giả.