HIV không phải “án tử”

Chia sẻ

PNTĐ-HIV không phải “án tử hình” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và kiểm soát nếu được tiếp cận chăm sóc sớm

 
HIV không phải “án tử hình” mà là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể dự phòng và kiểm soát nếu được tiếp cận chăm sóc sớm, tham gia vào liệu pháp điều trị kháng virus, duy trì tốt việc điều trị để bảo vệ sức khỏe cho họ và bạn tình.
HIV không phải “án tử” - ảnh 1
HIV hoàn toàn có thể kiểm soát, dự phòng nếu được điều trị kịp thời

 
Chỉ 80% người nhiễm “H” biết tình trạng bệnh 
Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 200.000 người nhiễm HIV, trong đó khoảng 135.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV. Việt Nam được đánh giá là có tỷ lệ ức chế virus HIV thuộc hàng cao nhất thế giới. 
Riêng tại thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 5/2019, lũy tích số người nhiễm HIV trên địa bàn là 27.680 người, trong đó có 21.636 người nhiễm HIV còn sống, 6.044 trường hợp tử vong. Số người nhiễm HIV phát hiện mới và cập nhật trong 5/2019 là 625 người. 
Đáng nói, hiện chỉ khoảng 80% người nhiễm HIV biết được tình trạng bệnh của mình. Trong số được chẩn đoán nhiễm HIV cũng mới có 70% được điều trị bằng thuốc kháng virus ARV, 94% số người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế (không có khả năng lây bệnh).
Theo TS. Lã Thị Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, việc chẩn đoán, điều trị HIV còn nhiều hạn chế là do người bệnh giấu giếm bệnh, không đi xét nghiệm để được chẩn đoán. Thậm chí không ít trường hợp biết bản thân nhiễm HIV nhưng có tâm lý e ngại, tự kỳ thị nên từ chối điều trị hoặc cố che giấu.
HIV có thể dự phòng, quản  lý được
Ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, một người có HIV nếu được điều trị bằng thuốc kháng virus và khi đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện được trong máu (dưới 200 bản sao/ml máu)  (K=K) sẽ giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và ngăn ngừa nguy cơ lây truyền HIV sang người khác qua đường tình dục. 
Theo đó, K=K được định nghĩa là “Không phát hiện = Không lây truyền”. Thực tế, K=K đã được 859 tổ chức y tế và tổ chức cộng đồng tại hơn 97 quốc gia công nhận và ủng hộ. Do vậy, K=K là một cơ hội chưa từng có để biến đổi cuộc sống của người nhiễm HIV. Họ có thể sống mà không sợ lây truyền qua đường tình dục và có thể lên kế hoạch cho con cái họ.
Tại Hà Nội, nhằm tạo thuận lợi cho người nhiễm HIV/AIDS điều trị bệnh, thành phố đã tổ chức và duy trì 22 phòng khám ngoại trú; triển khai chương trình điều trị Methadone tại 18 cơ sở; đẩy mạnh hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại 73 phòng xét nghiệm sàng lọc và 6 phòng đã xét nghiệm khẳng định. 
TS. Lã Thị Lan cho biết thêm, từ nay đến cuối năm, công tác phòng, chống HIV/AIDS của thành phố sẽ tập trung chủ yếu vào hoạt động tìm các trường hợp nhiễm HIV tại xã, phường và bệnh viện. Theo đó, bất kỳ người dân nào đưa được người nhiễm HIV đến các trung tâm y tế điều trị sẽ được “thưởng nóng”.
 
Tuỳ theo các trường hợp khác nhau sẽ được thưởng các mức khác nhau: Mức thấp nhất là 200.000 đồng/người trích từ ngân sách TP; mức 600.000 đồng/người với bệnh nhân đã từng điều trị ARV và mức cao nhất lên tới 1,8 triệu đồng/người (trích từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế).
Bên cạnh đó, để tăng số người nhiễm HIV được điều trị ARV, Hà Nội cũng có cơ chế “thưởng nóng” 2 triệu đồng cho nhân viên y tế khi tư vấn, vận động được người bệnh điều trị ngay trong ngày, sau khi có kết quả phát hiện HIV.
 
 
Thảo Hương 

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).