Không còn mặc cảm sau phẫu thuật cắt ung thư vú

Chia sẻ

Với nhiều chị em không may mắc ung thư vú, phẫu thuật tạo hình là một lựa chọn hữu hiệu, giúp lấy lại vóc dáng và sự tự tin cho bản thân.

Không còn mặc cảm sau phẫu thuật cắt ung thư vú - ảnh 1
Ảnh minh họa
Chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của cơ thể như: một bên đầu vú bị rỉ dịch nhưng không đau… chị Nguyễn Thanh H (32 tuổi, giảng viên một trường đại học ở Hà Nội) phải cắt bỏ một bên vú để điều trị căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2. Ngay sau đó, qua tham vấn của bác sĩ bệnh viện Trung ương quân đội 108, chị H được tư vấn tạo hình vú bằng phần da và mỡ bụng của mình. 
 
PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn - Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình BV 108 cho biết: Với kỹ thuật tạo hình vú một thì sau cắt ung thư vú, bệnh nhân chỉ phải trải qua một lần mổ cắt u và tạo hình lại ngực ngay khi đó, người bệnh không phải chịu đựng một cuộc mổ kéo dài lần hai, lại giải toả được về mặt tâm lý cho người bệnh, nhất là với những phụ nữ trẻ, không bị cảm giác hụt hẫng, mặc cảm khi tỉnh dậy thấy cơ thể bị thiếu hụt.
 
Sau khi cắt bỏ hết phần vú bị ung thư, phẫu thuật viên tạo hình sẽ lấy vạt da mỡ ở bụng dưới (vạt da mỡ động mạch thượng vị sâu dưới), đưa lên ngực, nối lại mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu và tạo hình lại vú ngay trong một lần mổ. Do vừa cắt bỏ khối u, các tổ chức lành còn tươi mới, các mạch máu được bảo vệ tối đa nên việc tạo hình nối vạt nuôi sẽ dễ dàng, đơn giản hơn so với phương pháp tạo hình vú thì hai. Nếu không tạo hình vú ngay lần đầu thì thành ngực bên cắt vú sẹo sẽ xơ hoá, co kéo. Đặc biệt, những bệnh nhân cần phải điều trị xạ trị hoặc hoá xạ trị bổ sung thì tổ chức sẹo co kéo, dính xương, phần da thành ngực xung quanh sẽ bị thâm nhiễm, teo đét, do đó, phẫu thuật tạo hình vú thì hai rất khó, rủi ro cao do mạch nuôi bị teo nhỏ và nền sẹo bị xơ hóa.
 
Ngoài giải pháp lấy vạt da mỡ ở bụng dưới đưa lên để tạo hình vú, PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn cũng cho biết thêm: Còn có thể chuyển vạt da cơ lưng rộng vào thay thế vú bị cắt. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, sử dụng các vạt da cơ có chân nuôi nên khả năng sống của vạt mới là cao và không phải sử dụng kỹ thuật vi phẫu - một kỹ thuật đòi hỏi phẫu thuật viên phải có tay nghề cao với đầy đủ các trang bị như kính hiển vi phẫu thuật, bộ dụng cụ vi phẫu và kim chỉ cực nhỏ. Nhưng do các vạt tổ chức có chân nên xoay vạt khó và khối lượng cũng như kích thước hạn chế, nên để ngực được đầy đặn như cũ thì phải dùng túi độn ngực.
 
Với bệnh nhân ung thư mà tạo hình đưa vật liệu ngoại lai vào, khi bệnh nhân chạy tia xạ, phần vật liệu đó sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Tạo hình vú bằng vạt da và mỡ thành bụng dưới giúp che phủ được phần khuyết da, đồng thời không phải dùng đến vật liệu ngoại lai vì có khối mỡ đầy đặn đưa vào để tạo hình, mạch nuôi hằng định (luôn luôn có). Vú được tạo hình bằng vạt da mỡ này sẽ chịu được tia xạ, hoá chất vì nó cũng là một phần của cơ thể, chịu đựng bình thường như các tổ chức khác trong cơ thể.
 
Mai Linh

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.