Không hút thuốc, nhiều phụ nữ vẫn mắc ung thư phổi

YÊN HƯNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ung thư phổi là bệnh lý ác tính ở phổi. Khoảng 85-90% các trường hợp có liên quan đến tình trạng hút thuốc lá (chủ động hay thụ động). Mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,09 triệu người mắc mới và 1,76 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tuy nhiên, có 10-20% người bệnh ung thư phổi chưa bao giờ hút thuốc, số này chủ yếu xảy ra ở nữ giới..

Không hút thuốc, nhiều phụ nữ vẫn mắc ung thư phổi - ảnh 1
Bộ Y tế tổ chức khám tầm soát ung thư phổi cho người dân trên địa bàn Hà Nội. Nguồn: Int

Phát hiện ung thư vì đau vai, đau tức ngực, ho lâu không khỏi
Bệnh nhân là bà Vũ Thị Liên (56 tuổi), tới khám tại Bệnh viện (BV) Đa khoa Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng đau tức ngực, ho lâu không khỏi. TS.BS Vũ Hữu Khiêm - Trưởng khoa Ung bướu của bệnh viện, người trực tiếp khám và điều trị cho bà Liên thông tin: Trên phim chụp cắt lớp vi tính của bệnh nhân phát hiện nhiều khối u rải rác hai bên phổi, u lớn nhất đường kính 51x49x35mm.

Bác sĩ sinh thiết khối u, kết quả cho thấy đây là ung thư biểu mô tuyến có đột biến gen EGFR L585R exon 21. Người bệnh ung thư phổi ở giai đoạn muộn, khối u di căn sang phổi đối bên và gan. Bệnh nhân sau đó được điều trị thuốc đích EGFR TKI. Hiện tại, sức khỏe của bà Liên ổn định, đi lại, ăn uống, sinh hoạt tốt. Theo chia sẻ của bệnh nhân, gia đình không ai mắc ung thư phổi, bản thân bà không hút thuốc nhưng chồng nghiện thuốc lá nặng (mỗi ngày hút 1-2 bao thuốc, thường xuyên hút trong nhà dù mọi người góp ý nhiều lần).

Một trường hợp điển hình khác là nữ bệnh nhân 34 tuổi, đi khám tại BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ, về sau không suy chuyển. Kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to, kích thức 9x12cm. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân mắc ung thư phổi.

Các bác sĩ khá bất ngờ với một bệnh nhân trẻ, lại là nữ giới nhưng mắc ung thư phổi. Khai thác tiền sử bệnh của bản thân và gia đình không ai mắc ung thư. Tuy nhiên chồng bệnh nhân nghiện thuốc là gần 20 năm nay. 
Thực tế, không riêng 2 trường hợp trên mà rất nhiều bệnh nhân nữ trong độ tuổi khá trẻ đã mắc ung thư phổi, dù bản thân họ có lối sống lành mạnh, không hút thuốc. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá ở nhà hoặc nơi làm việc. Chính vì tâm lý chưa bao giờ hút thuốc nên người bệnh có phần chủ quan, khi có triệu chứng thường ít nghĩ tới ung thư phổi để tầm soát, dẫn đến phát hiện ở giai đoạn muộn.

TS.BS Vũ Hữu Khiêm thông tin thêm: Ung thư phổi ở người không hút thuốc chủ yếu xảy ra ở nữ giới, đa phần là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, 15-35% trường hợp do tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên đối với những người không hút thuốc nhưng có vợ hoặc chồng hút thuốc.
Chồng hút thuốc, vợ mang bệnh
Trong một phân tích tổng hợp trên 55 nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng những phụ nữ kết hôn với người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng 27%. Ngoài khói thuốc lá, một số yếu tố nguy cơ gây phát triển ung thư phổi ở người không hút thuốc gồm tuổi tác, yếu tố di truyền, khói nấu ăn, ô nhiễm môi trường, bệnh phổi tiềm ẩn, virus gây ung thư… 

Một thống kê trước đây tại khoa Ung bướu, Bệnh viện Phổi Trung ương cho thấy trung bình trong số 130 trường hợp điều trị nội trú thì khoảng 20-25% là do hút thuốc thụ động; phần lớn vào viện khi tình trạng đã muộn. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khuyến cáo: Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy chứa chất độc nhiều gấp 21 lần so với khói thuốc thở ra. Lượng khói thuốc người hút thuốc thải ra không khí xung quanh cao gấp 5 lần lượng khói hít vào. 

Người không hút thuốc nhưng làm việc thường xuyên trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Trẻ em chỉ cần một giờ trong phòng có người hút thuốc cũng đã hấp thụ số hóa chất độc hại tương đương với người hút 10 điếu thuốc một ngày. 

Khói thuốc sẽ gây ảnh hưởng trong phạm vi 7-10m. Do đó ngay cả khi ở rất xa người hút thuốc thì người hút thụ động vẫn gặp những nguy cơ về sức khỏe không kém những người đang hút thuốc. Vì vậy, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá tăng nguy cơ ung thư phổi 20-30%. Giai đoạn sớm bệnh hầu như không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Khi bệnh muộn, các triệu chứng thường gặp gồm ho kéo dài, nặng lên theo thời gian, ho ra máu, đau ngực, khó thở, sụt cân, mệt mỏi, khó nuốt…

Bởi vậy, các chuyên gia khuyên rằng mọi người không nên sử dụng thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lào. Người hút thuốc không hút trong nhà hoặc khi ở gần trẻ nhỏ, phụ nữ, người cao tuổi. Các chất độc trong khói thuốc lá bám rất lâu trên tường, nội thất, quần áo, do đó các gia đình có người hút thuốc lá nên thường xuyên mở cửa để lưu thông không khí, giặt chăn, ga, gối, rèm cửa, thảm để loại bỏ mùi khói thuốc. Khi một người trong nhà mắc ung thư phổi liên quan đến thuốc lá, những người sống cùng cũng nên tầm soát ung thư phổi.
Bên cạnh đó, người hút thuốc lá lâu năm hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc nên tầm soát ung thư phổi bằng chụp cắt lớp vi tính (CT) liều thấp. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.