Không tự ý uống thuốc trị sốt rét để phòng bệnh Covid-19

Chia sẻ

Gần đây, trước thông tin thuốc Hydroxychloroquine và chloroquine - thuốc trị bệnh sốt rét, có thể phòng bệnh Covid-19, nhiều người dân đổ xô đi mua và tích trữ loại thuốc này.

Không tự ý uống thuốc trị sốt rét để phòng bệnh Covid-19 - ảnh 1

Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định, đến nay thông tin về tác dụng chữa Covid-19 của 2 loại thuốc trên mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu. Hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được công nhận là đặc hiệu với Covid-19. Chưa kể, tự ý sử dụng loại thuốc trên khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng.

Đơn cử trường hợp một nam bệnh nhân (44 tuổi), mới đây phải vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng nôn nhiều, mờ mắt, suy hô hấp. Tại đây, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có uống 15 viên chloroquin 250mg. Để điều trị, bệnh viện phải tiến hành rửa dạ dày, cho bệnh nhân thở máy không xâm nhập.

Chia sẻ với báo giới, BS bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, Hydroxychloroquine và chloroquine được sử dụng với mục đích ban đầu là điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, phát ban đa dạng do ánh sáng...

Thuốc dùng điều trị nhưng có thể gây bất lợi không mong muốn cho người dùng như: nôn, tiêu chảy, mất ngủ, trầm cảm, kích thích; rối loạn điều tiết nhìn đôi, nhất là người trên 60 tuổi có nhiều bệnh lý nền. Thuốc cũng có thể gây tan máu (thiếu G6PD), hạ bạch cầu. Thậm chí, ngay cả liều điều trị thông thường vẫn có thể gây rối loạn tiêu hoá nhẹ, chán ăn, nhức đầu. Nếu dùng liều cao có thể gây rối loạn tiêu hoá nặng hơn, ảnh hướng tới thần kinh và tâm thần như: viêm dây thần kinh ngoại biên, rối loạn thính giác, thị giác, tổn thương da, suy tim, thiếu máu, tan máu.

Do đó người dân tuyệt đối không nên tích trữ thuốc, tránh tạo tình trạng khan hiếm hàng, đội giá. Trong khi dù có tích trữ thuốc cũng không dùng được.

Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).