không tùy tiện sử dụng thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir chữa Covid-19

Chia sẻ

Để đảm bảo nguồn cung ứng và tăng cường khả năng tiếp cận thuốc mới trong điều trị bệnh Covid-19, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành có điều kiện đối với 3 loại thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước.

Đáp ứng đủ điều kiện mới có thể mua thuốc

Ghi nhận tại nhà thuốc Tâm An trên đường Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy, Hà Nội), không ít khách hàng khi tới đây hỏi mua thuốc phải ra về vì không đủ điều kiện. Theo hướng dẫn của nhân viên cửa hàng, vì đây là thuốc mới, có tác dụng phụ nhất định nên chỉ có thể bán theo đơn và có chỉ định của bác sĩ. Có nghĩa, người bệnh kể cả khi đã có quyết định cách ly y tế của cơ sở, kết quả xét nghiệm PCR dương tính, nhưng nếu không có chỉ định của bác sĩ thì vẫn không thể mua thuốc điều trị Covid-19.

Tương tự, tại nhà thuốc Long Châu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có bán 2 trong số 3 loại thuốc được cấp phép với giá chung là 250 nghìn đồng/hộp (gồm 1 liệu trình 5 ngày với 20 viên). Đó là thuốc Molravir 400 (Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam sản xuất) và thuốc Molnupiravir Stella 400mg (Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm - chi nhánh 1 sản xuất).

Để mua các sản phẩm này, người dân cần đáp ứng một trong những điều kiện như: Có video tự quay quá trình xét nghiệm tại nhà gửi cho dược sĩ nhà thuốc; có đơn thuốc do bác sĩ chỉ định Molnupiravir, giấy xác nhận F0 (giấy xác nhận test nhanh, test PCR của các cơ sở y tế). Video tự quay cần thể hiện rõ người được lấy mẫu test, thao tác, quá trình thực hiện, cận cảnh vào kết quả hai vạch đỏ (dấu hiệu dương tính). Khi bán Molnupiravir, nhân viên nhà thuốc đồng thời lưu trữ video cùng các giấy tờ liên quan nếu có vào hệ thống cùng các thông tin của bệnh nhân.

Thực tế, thuốc chứa Molnupiravir là thuốc mới, được cấp phép có điều kiện, là thuốc kê đơn, cần tiếp tục theo dõi về chất lượng, hiệu quả, an toàn của thuốc trong quá trình lưu hành. Việc sử dụng thuốc Molnupiravir cần phải có sự thăm khám, kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.

Vì vậy, việc cấp phép lưu hành quy định nghiêm ngặt điều kiện để mua được thuốc từ các cơ quan quản lý nhà nước là điều hết sức cần thiết, và phải có biện pháp kiểm soát nhằm đảm bảo người cần sẽ có thuốc để sử dụng, đồng thời tránh tình trạng người dân tìm mua thuốc trôi nổi với giá cao.

Người dân không nên lo lắng, tích trữ và tự ý sử dụng thuốc. Vì việc sử dụng thuốc không đúng chỉ định sẽ ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe vì nguy cơ do các phản ứng có hại của thuốc.

Người dân xếp hàng mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu trên phố Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà NộiNgười dân xếp hàng mua thuốc tại nhà thuốc Long Châu trên phố Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội

Dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ

Theo khuyến cáo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. Các giới hạn sử dụng thuốc bao gồm: Dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; không sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng Covid-19.

Bên cạnh đó, đại diện Cục Quản lý Dược khuyến cáo không sử dụng thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, Cục Quản lý Dược khuyến cáo không cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng. Molnupiravir cũng không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian sử dụng thuốc.

Đặc biệt, người dân tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình; chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên.

Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

LÝ THANH

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.