Làm đẹp thẩm mỹ, tránh tiền mất tật mang

THẢO HƯƠNG (thực hiện)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Vài năm trở lại đây, nhu cầu làm đẹp trong cộng đồng ngày càng gia tăng, kéo theo sự nở rộ dịch vụ thẩm mỹ với vô số quảng cáo hấp dẫn. Tuy nhiên, sự gia tăng lượng người làm đẹp lại có xu hướng tỷ lệ thuận với số ca tai biến. Nguyên nhân không chỉ từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ mà còn ở chính người dân, do sự cả tin, muốn đẹp nhưng lại thích rẻ…

Làm đẹp thẩm mỹ, tránh tiền mất tật mang - ảnh 1
BS Nguyễn Quang Minh khám cho một trường hợp bệnh nhân. Ảnh: T.H

Với mong muốn giúp mọi người, nhất là chị em phụ nữ có thể “giải mã”, nhận thức đúng bản chất của các dịch vụ làm đẹp, từ đó đưa ra lựa chọn chính xác, tránh tiền mất tật mang, Báo Phụ nữ Thủ đô đã phỏng vấn ThS.BSCKII Nguyễn Quang Minh - Phó trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc - Bệnh viện Da liễu Trung ương xoay quanh vấn đề làm đẹp thẩm mỹ.

Thưa bác sĩ, những dịch vụ làm đẹp nào thường sẽ “lên ngôi” vào dịp cận Tết? Nguy cơ, biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện các dịch vụ này ra sao?

BS Nguyễn Quang Minh: Gần Tết cũng là lúc người dân đua nhau đi làm đẹp, tân trang nhan sắc để đón năm mới. Đây cũng là thời điểm Bệnh viện Da liễu Trung ương hoặc một số bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ ghi nhận sự gia tăng đột biến lượng bệnh nhân bị tai biến sau khi làm các thủ thuật tưởng chừng đơn giản như: Tiêm filler, chất làm đầy, tiêm meso… Đa phần các trường hợp tai biến đều do tin vào lời quảng cáo trên mạng, cùng lời hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả “như trong mơ” của các cơ sở thẩm mỹ không uy tín; và kết quả thực tế thì “không như mơ”!

Nhiều trường hợp khi tới bệnh viện đã trong tình trạng biến chứng nặng nề, hoại tử môi da, tắc mạch thậm chí có người suýt mù mắt do tiêm chất làm đầy hoặc do tiêm vào vị trí khác như độn tổ chức mô, vô tình gây nhiễm khuẩn, sưng nề, tím đỏ, dẫn đến áp xe, chảy mủ, chảy dịch.

Hay như liệu pháp tiêm meso, nghe có vẻ đơn giản, chỉ là tiêm vi điểm để căng bóng, trẻ hóa da, đẹp da. Nhưng không ít người bị viêm nhiễm, chảy mủ, áp xe kéo dài, da thành ổ hoại tử, để lại nhiều nốt sần, nhiễm khuẩn. Rồi nhiều hình thái khác như dị ứng vì tiêm tan mỡ, nhiễm khuẩn vì cấy tóc…

Về cơ bản, mức độ biến chứng khi thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ tại da, vùng mặt có thể có ở mức độ từ nhẹ đến nặng khác nhau. Biến chứng nhẹ có thể liên quan đến nổi sần, hạt trên da không tan. Bệnh nhân bị mặt rỗ như tổ ong do nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm, vì thuốc sử dụng không đảm bảo hoặc tiêm sai liều, dẫn tới không tan, tạo nốt sần trên da.

Từ những nốt sần đó có thể gây nên nhiễm khuẩn nặng nề, ví dụ tạo thành áp xe mủ, loét da, biến chứng tắc mạch, chảy mủ ở các điểm tiêm mà chỉ cần ngừng kháng sinh, kháng viêm là lại sưng tấy trở lại. Một trong những đặc điểm chúng tôi nhận thấy, đa số ca biến chứng đều làm đẹp ở địa chỉ không phải phòng khám thẩm mỹ chuyên khoa mà là spa trá hình; hoặc những kỹ thuật họ thực hiện không nằm trong danh mục được Sở Y tế, Bộ Y tế cấp phép.

Biến chứng không ít, nhưng vì sao khách hàng vẫn dễ dàng tin vào các cơ sở thẩm mỹ không uy tín như vậy, thưa bác sĩ?

BS Nguyễn Quang Minh: Đây là một trong những vấn đề đau đầu khi các bác sĩ tư vấn, tiếp cận bệnh nhân hoặc khách hàng có nhu cầu liên quan đến thẩm mỹ. Một điều chúng ta thấy rõ là cùng với sự phát triển của mạng xã hội, quảng cáo thẩm mỹ cũng đa dạng, ấn tượng hơn; chẳng hạn những buổi livestream, đưa ra các hình ảnh rất sống động, rất đẹp. Nhưng người phát ngôn ra quảng cáo đều không làm về y, không nắm được vấn đề liên quan đến y khoa mà chỉ đánh vào tiêu chí mà số đông thích “đẹp - dễ - rẻ’; chưa kể dịch vụ rất tận tình nên thu hút nhiều khách hàng. 

Chỉ cần để ý bạn sẽ thấy nhiều dịch vụ được quảng cáo có giá rất rẻ như: Tiêm filler 2 triệu đồng, tiêm meso mấy trăm ngàn... Trong khi ngay từ nguyên liệu đầu vào để thực hiện những dịch vụ này cũng không thể có mức giá như vậy. Đồng nghĩa với việc sản phẩm đó là hàng trôi nổi. Một nguyên nhân khác là các cơ sở thẩm mỹ rất biết quảng cáo đánh vào tâm lý thích kết quả “vượt quá kỳ vọng” với mức giá rẻ, chẳng hạn: “Tiêm meso 1 lần bằng chăm sóc da cả năm”. Thực tế thì hoàn toàn không có câu chuyện như thế. Và những bác sĩ chuyên khoa được đào tạo bài bản chắc chắn không đưa ra lời hứa hẹn như vậy.

Hay như quảng cáo về biện pháp làm đẹp bằng tái sinh đa tầng, sử dụng máy công nghệ cao và không cần tiêm chọc gì. Nghe có vẻ hiệu quả nhưng những bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các biện pháp trên, khi đến với chúng tôi đều nói rằng, trong quá trình thực hiện thấy có động tác tiêm thuốc vào da. Bệnh nhân hỏi tiêm gì họ đều nói là tiêm tê. Thực tế ở đây có sự đánh tráo khái niệm. Dù cơ sở thẩm mỹ nói không tiêm nhưng là có tiêm. Thứ tiêm vào thường là hoạt chất có vai trò làm đầy, có xu hướng giúp cải tạo cấu trúc da. Và khi bệnh nhân gặp biến chứng, tới bệnh viện muốn tìm hoạt chất tiêm vào da là gì thì rất khó, bởi nó đã đi vào trong tổ chức mô. Bác sĩ chỉ có thể xác định có 1 khối làm đầy, và tìm cách xử lý nó.

Thứ nữa là liên quan tới sự ảnh hưởng của người nổi tiếng trên mạng xã hội, ca sĩ, diễn viên… Khi những người này làm nhân vật quảng cáo sẽ góp phần tạo ra trào lưu, hoặc hỗ trợ làm tăng niềm tin của khách hàng vào các cơ sở thẩm mỹ; dẫn đến chỉ định có xu hướng tràn lan, dễ dàng, chạy theo giá rẻ. Cũng vì niềm tin nên nhiều bệnh nhân khi được hỏi đã vô tư chia sẻ lý do chọn cơ sở thẩm mỹ để làm đẹp chỉ vì “chỗ đó bạn em giới thiệu, nói là làm không sao đâu”. Điều này cũng cho thấy sự thiếu thông tin, thiếu kiến thức liên quan tới làm đẹp, chăm sóc da của phần đông khách hàng.

Mặc dù lượng bệnh nhân biến chứng vì làm đẹp gia tăng nhưng không vì thế mà nhu cầu làm đẹp giảm xuống. Vậy bác sĩ có lời khuyên nào giúp mọi người, nhất là các chị em nhận diện được đâu là dịch vụ, cơ sở thẩm mỹ uy tín để lựa chọn?

BS Nguyễn Quang Minh: Điều đầu tiên mọi người cần nhớ, đó là trước khi lựa chọn bất kỳ địa chỉ nào cũng cần phải tìm kiếm thông tin, xem cơ sở đó cũng như dịch vụ họ quảng cáo có thực sự được cấp phép không. Đồng thời, chúng ta cũng nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia để đánh giá xem tình trạng thực tế của bản thân có phù hợp với phương pháp thẩm mỹ mình định lựa chọn không. Bạn đừng lựa chọn làm đẹp theo “trend”, chạy theo quảng cáo làm đẹp mang tính ngắn hạn, thay đổi ngoạn mục… bởi hàm chứa trong đó là nhiều yếu tố rủi ro. 

Thực tế, tất cả đơn vị y tế chuyên khoa thẩm mỹ được cấp phép, cơ sở chính thống đều quảng cáo ở mức độ vừa phải, gần như chỉ mang tính thông tin y khoa, sát sao với tình trạng thực tế và đúng với hiệu quả của nó. Đơn vị có xu hướng quảng cáo nhiều, thổi phồng có thể khó đạt hiệu quả thực, thậm chí dẫn tới nguy cơ biến chứng khi làm đẹp.

Xin cảm ơn bác sĩ! 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.
Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh sẵn sàng triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh đã tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR) vào ngày 26/6, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lộ trình chuyển đổi số của ngành y tế Thủ đô. Việc thẩm định thành công khẳng định bệnh viện đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hiệu quả quản lý.