Làm gì để giảm nguy cơ tái phát ung thư vú

Chia sẻ

Ung thư vú cũng như những ung thư khác, hoàn toàn có nguy cơ tái phát. Để hạn chế điều này, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt, thói quen ăn uống phù hợp.

 
Làm gì để giảm nguy cơ tái phát ung thư vú - ảnh 1
Hãy bắt đầu mỗi ngày bằng lối sống an toàn để ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Ảnh minh họa 

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
 
Đồ uống có cồn làm tăng nồng độ estrogen trong máu. Bởi vậy, hạn chế rượu, bia và các đồ uống có cồn giúp người bệnh giảm bớt nguy cơ tái phát bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, giảm cân (nếu có thừa cân béo phì) hoặc giữ không để tăng cân quá mức giúp giảm nguy cơ tái phát và gia tăng thời gian ổn định của nhiều loại ung thư, trong đó có ung thư vú. Để giảm cân, giảm thực phẩm và cách chế biến nhiều chất béo (ví dụ chiên ngập dầu…) đặc biệt là chất béo bão hòa (có trong thịt và mỡ động vật), cũng giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú và giảm nguy cơ tái phát ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới.
 
Đồng thời, bạn nên duy trì thói quen ăn rau, trái cây mỗi ngày; Hạn chế ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn và thịt cừu), các loại thịt đã chế biến sẵn (như xúc xích, lạp xưởng, các loại thịt hộp); Nên lựa chọn các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh các thực phẩm làm từ gạo trắng và đường tinh chế…
 
Vận động, rèn luyện thể lực phù hợp
 
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ rõ ràng giữa vận động thể lực tới tuổi thọ của những người mắc ung thư. Tuy nhiên, họ chưa thể đưa ra kết luận liệu vận động thể lực tích cực có thể giúp ngăn ngừa ung thư tái phát hay làm chậm tiến triển của bệnh hay không. 
 
Theo đó, việc rèn luyện thể lực thường xuyên giúp giảm lo lắng, trầm cảm, cải thiện tâm trạng, giúp tăng nhận thức về lòng tự trọng và giảm các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, đau và tiêu chảy. Những bài tập thể lực giúp bạn thở mạnh như khi bạn đi bộ nhanh sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
 
Tuy nhiên, tùy từng thể trạng bệnh và giai đoạn điều trị cần có phương thức vận động thích hợp. Vì thế, bạn nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch tập luyện thể lực để tìm ra các hình thức luyện tập phù hợp nhất. Chẳng hạn: Tránh tình trạng ít vận động và hãy cố gắng quay trở lại sinh hoạt hàng ngày sau điều trị càng sớm càng tốt; Rèn luyện sức khỏe ít nhất 150 phút và 2 ngày mỗi tuần; Nếu tình trạng sức khỏe còn yếu, bạn nên bắt đầu từ từ vận động một chút sau đó dần tăng cường độ và thời gian luyện tập.
 
Không chủ quan với dấu hiệu bất thường
 
Trong suốt quá trình sau điều trị, bạn cần lưu ý và quan sát các biểu hiện lâm sàng của bản thân. Chỉ có một số triệu chứng chính có thể dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào dưới đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị ngay: Ớn lạnh hoặc sốt; Khó thở, ho dai dẳng; Phân hoặc nước tiểu có máu; Dễ bị chảy máu hoặc bầm tím không có lý do; Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn hoặc khó nuốt; Xuất hiện khối u, cục hoặc sưng không rõ nguyên nhân; Dễ phát ban hoặc dị ứng như sưng, ngứa trầm trọng hoặc thở khò khè; Sụt cân mặc dù bạn không hề áp dụng bất kỳ biện pháp giảm cân nào; Bạn cảm thấy đau bất thường không do chấn thương và cơn đau không tự biến mất; Xuất hiện các triệu chứng ung thư mà bạn đã gặp phải trước đây, ví dụ như xuất hiện khối u.
 
Lan Hoàng
 

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).