Làm thế nào để giảm mỡ máu?

ThS. Phan Kim Dung Trưởng khoa Dinh dưỡng, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
Chia sẻ

(PNTĐ) - Rối loạn chuyển hóa lipid (hay còn gọi là mỡ máu cao) là nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim... Thống kê cho thấy, khoảng 93% người đột quỵ não có rối loạn mỡ máu.

Làm thế nào để giảm mỡ máu? - ảnh 1

Nhiều trường hợp khi tới kiểm tra sức khỏe tổng quát tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ, trước đây họ chưa bao giờ nghĩ đến việc mình bị mỡ máu vì cân nặng chưa đến 50kg, không có dấu hiệu thừa cân. Kết quả cuối cùng lại khiến người bệnh khá bất ngờ khi chỉ số Cholesterol và LDL-Cho đều cao. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục nhiều hơn cũng như điều chỉnh chế độ ăn, chỉ số mỡ máu của người bệnh đã trở về với bình thường.

Có thể nhận thấy, việc thay đổi lối sống như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, hạn chế rượu bia, thuốc lá, thường xuyên tập thể dục thể thao… có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chỉ số cholesterol, triglycerid; đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 
Nguyên tắc chế độ ăn
Nếu có tình trạng thừa cân, béo phì: Giảm dần tổng năng lượng ăn vào trong ngày để từ đó giảm cân về mức cân nặng nên có. Giảm lượng chất béo (lipid) bằng cách hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa. Ăn đa dạng các loại rau và hoa quả. Ăn nhạt tương đối; chia nhỏ bữa ăn hằng ngày: 4 - 6 bữa. Cung cấp đủ 2 - 2,5 lít nước/ngày.
Các thực phẩm giúp giảm mỡ máu
Các loại ngũ cốc và các sản phẩm chế biến như gạo lứt, bánh mỳ, các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, ngô, khoai, sắn, bún, phở. Các loại thịt nạc, thịt gà (bỏ da), cá nạc, tôm, cua… Đặc biệt là nên ăn cá ít nhất 3-4 lần/tuần và bỏ da với các loại cá béo.

Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương như đậu phụ, sữa đậu nành…; dầu thực vật (chất béo không bão hoà) như dầu đậu nành, dầu vừng, dầu oliu. Ăn đa dạng các loại rau xanh để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ, khoảng 400 - 500g/ngày (tương đương 2 bát con rau/ ngày).
Nên chọn các loại quả giàu chất chống oxy hoá. Vitamin E, C, A có trong các loại quả như: Táo, kiwi, cam, bưởi, ổi, chuối… Tăng cường sử dụng các món được chế biến bằng cách luộc, hấp.
Thực phẩm nên hạn chế để giảm mỡ máu
Đó là các thực phẩm giàu cholesterol như nội tạng động vật (tim, gan, lòng, óc), các loại thịt đỏ, lòng đỏ trứng… Thịt đỏ và trứng chỉ nên ăn 2 lần/ tuần. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo no (bão hoà) như mỡ động vật, thịt lẫn mỡ, nước luộc, hầm các loại thịt…

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối, như các loại thịt hun khói, thịt hộp, cá muối, giò, chả, pate, mì ăn liền, dưa muối, cà muối…; đồ uống, thực phẩm chứa nhiều đường; các loại nước uống có chất kích thích (rượu, bia, cà phê, thuốc lá…) cũng nên sử dụng hạn chế.

Chúng ta cũng nên tránh ăn tối muộn vì đây là khoảng thời gian cơ thể thường ít vận động nên sẽ ít tiêu hao năng lượng, khiến cho cholesterol đọng lại trên thành động mạch, gây xơ vữa động mạnh. Hãy tránh các món xào, rán, nướng sử dụng nhiều dầu mỡ. Nếu ăn đồ nướng thì nên dùng nồi chiên không dầu.
Những điều cần lưu ý khi đi xét nghiệm
Một lưu ý quan trọng nữa là chúng ta cần xét nghiệm mỡ máu định kỳ và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mình.

Trong đó, xét nghiệm kiểm tra 3 tháng/ lần với người thừa cân béo phì; người có tiền sử gia đình mỡ máu cao; người hút thuốc lá, ít vận động. Nên kiểm tra 1 tháng/lần với trường hợp người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, suy giáp; người đang điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ. Chúng ta cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần với tất cả mọi trường hợp.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.
Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

(PNTĐ) - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng được thành phố Hà Nội triển khai đồng loạt trong 2 ngày 1-2/12, uống vét ngày 3-4/12. Qua thống kê, toàn thành phố có 385.477 trẻ trong độ tuổi  được uống vitamin A đợt này tại 1.657 điểm uống. Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ được uống bổ sung vitamin A.
Bị nang vú có cần lo lắng?

Bị nang vú có cần lo lắng?

(PNTĐ) - Nang vú là một túi chứa dịch trong vú, là tổn thương lành tính (không phải ung thư). Nang vú được hình thành khi ống tuyến vú trống rỗng được lấp đầy dịch. Nang vú khi nhỏ thường không có triệu chứng.