Lưu ý phòng bệnh thủy đậu

Chia sẻ

Bệnh thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm rơi vào mùa xuân, từ tháng 2 đến tháng 6. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành hiện nay, người dân, đặc biệt với trẻ nhỏ cũng cần được phòng ngừa, không để dịch chồng dịch, khó kiểm soát.

Lưu ý phòng bệnh thủy đậu - ảnh 1

Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus Herpes zoster; lan truyền qua các giọt nhỏ từ hắt hơi hoặc ho, hay qua tiếp xúc với quần áo, khăn trải giường hoặc mụn phổng rộp vỡ của người bị bệnh.

Thông thường, khi khởi phát, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt nhẹ hoặc sốt cao (39-400C), kèm theo viêm đường hô hấp trên; rồi các ban xuất hiện khá nhanh (mới đầu là các nốt sẩn đỏ giống với ban của bệnh sởi, xuất hiện ở vùng da đầu, gáy, bụng, lưng, ngực; sau vài giờ, các ban phát triển thành nốt phỏng rải rác khắp thân mình và tứ chi), kèm theo ngứa. Nốt phỏng thủy đậu có nước trong, rất nông, tròn hay bầu dục, có vòng đỏ bao quanh, mọc không theo tuần tự. Niêm mạc vòm miệng, niêm mạc âm đạo (nữ giới) cũng có thể có các nốt phỏng thủy đậu xuất hiện.

Bệnh có thể gây các biến chứng như nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm não, viêm phổi... Trẻ đang bị bệnh, mắc chứng suy giảm miễn dịch hoặc dùng corticoid kéo dài, trẻ nhỏ dưới 6 tháng... dễ diễn biến bệnh nặng. Đặc biệt, virus thủy đậu có thể truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh…

Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, người dân lưu ý: đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng; với người bệnh cần tăng cường bổ sung thêm vitamin C cho người bệnh; mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.

Với trẻ em cần chú ý đảm bảo vệ sinh da để tránh xảy ra biến chứng; giữ bàn tay cho trẻ thật sạch. Khi các nốt thủy đậu lên, cha mẹ tránh làm vỡ các nốt thủy đậu, không cho trẻ gãi vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài. Trường hợp sốt cao, có thể dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc, có thể dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh.

Phòng bệnh thủy đậu tốt nhất vẫn là dùng vắc-xin cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thuỷ đậu.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Mai

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).