Người cao tuổi có nguy cơ mắc từ 4 đến 6 bệnh lý phối hợp

Chia sẻ

TS.BS Nguyễn Trung Anh - Giám đốc bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết: Việt Nam hiện đang là 1 trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Dự báo trong 15 năm nữa, cả nước sẽ có khoảng 30% người cao tuổi (tức người trên 60 tuổi) – đối tượng có nguy cơ gặp tình trạng đa bệnh lý.

Người cao tuổi tới kiểm tra huyết áp tại bệnh viện Lão khoa TƯ.Người cao tuổi tới kiểm tra huyết áp tại bệnh viện Lão khoa TƯ. (Ảnh: T.H)

Theo đó, thông thường người cao tuổi có thể mắc 4-6 bệnh lý phối hợp. Nhiều bệnh như tăng huyết áp (THA), đái tháo đường (ĐTĐ) thường diễn biến một cách từ từ. Để điều trị các bệnh này, bệnh nhân sẽ phải dùng nhiều thuốc, dẫn đến gánh gặng trong điều trị, tăng chi phí thuốc men và chịu ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

Chưa kể, bệnh có thể gây biến chứng và tổn thương ở nhiều cơ quan. Chẳng hạn, THA có thể dẫn tới bệnh lý tim mạch, gây nhồi máu cơ tim, suy tim, tổn thương thận, mắt và thường gặp tai biến mạch máu não ở nhiều dạng thức, dẫn tới bệnh nhân bị tàn phế, chi phí cho điều trị tốn kém, để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Dù được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, nhưng theo TS.BS Nguyễn Trung Anh, THA, ĐTĐ có thể phòng ngừa, điều trị bằng nhiều biện pháp giảm nhẹ, tích cực. Nhiều người mắc THA thường quan tâm xem nên uống thuốc gì, mà ít người nghĩ đến việc THA có thể điều trị bằng biện pháp không dùng thuốc, cải thiện bằng liệu pháp về tâm lý, yoga cười, chế độ ăn. Đơn cử, nếu chỉ ăn 5gr muối trở xuống trong 1 ngày (hiện nay người Việt Nam đang ăn trung bình 10gr muối/ngày), thì huyết áp đã tự giảm”.

Chính vì thế trong điều trị một bệnh lý cụ thể ở người cao tuổi, chúng cần áp dụng nhiều phương pháp: dùng thuốc và phối hợp không dùng thuốc (ví dụ chế độ sinh hoạt 3 không: không rượu bia, thuốc lá, không ăn mặn; dùng yoga cười để cải thiện sức khỏe).

“Với người cao tuổi, không chỉ quan trọng sống bao nhiêu tuổi, mà còn là sống có khỏe mạnh, có chất lượng hay không. Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ có ý nghĩa quan trọng, mà mục tiêu chính là giảm gánh nặng bệnh tật, nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ dinh dưỡng để tác động toàn điện đến sức khỏe thể chất, tinh thần của người cao tuổi. Điều này đòi hỏi sự phối hợp của bác sĩ trong nhiều chuyên khoa, lĩnh vực và người bệnh, cũng như thân nhân của họ” – TS. BS Trung Anh nhấn mạnh.

Đồng hành và cung cấp kiến thức liên quan bệnh tật, giúp người cao tuổi hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc phòng ngừa, điều trị bệnh, để giảm thiểu tối đa biến chứng đáng tiếc, không đáng có, bệnh viện Lão khoa Trung ương đã và đang xây dựng các CLB (miễn phí) cho bệnh nhân vè THA, ĐTĐ và nhiều bệnh khác. Mỗi buổi sinh hoạt gồm nhiều phần: Trao đổi kiến thức y học thường thức, hỗ trợ về kiến thức dinh dưỡng, biện pháp điều trị bệnh không dùng thuốc… Người cao tuổi có thể đăng ký tham gia bằng cách liên hệ trực tiếp với phòng công tác xã hội của bệnh viện.

THẢO HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).