Người già dùng thuốc cần biết

Chia sẻ

ĐSGĐ-Người già dùng thuốc có những phản ứng không tốt cao gấp 2-3 lần so với người trẻ tuổi. Do đó người già khi dùng thuốc phải hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn.

 
Những thuốc người già cần phải đặc biệt thận trọng khi sử dụng:
 
1. Thuốc kháng sinh thường dùng Gentamicin có thể ảnh hưởng đến thần kinh thính giác, đến công năng của thần đình tai trong (khí quan làm cân bằng trong thân thể) và công năng của thận, sẽ có thể dẫn đến suy giảm tính giác, chóng mặt, buồn nôn, đi lại không ổn định và suy giảm công năng của thận v.v.. Trong những người già, tỉ lệ phát sinh tai nghễnh ngãng cao, có người thống kê trong 191 người già trên 65 tuổi, có tới 9% là tai nghễnh ngãng ở độ nặng, 58% thính lực kém.
 
Người già dùng thuốc cần biết - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
2. Dùng lượng lớn thuốc BenzypenicillinG và muối Sodium: Người già công năng của thận vốn đã suy giảm nên khi sử dụng nhiều loại thuốc này sẽ làm tăng nặng thêm gánh nặng của tim, thúc đẩy hoặc làm tăng nặng thêm suy kiệt tâm lực. Đối với những người già công năng của thận không toàn vẹn sử dụng lượng lớn thuốc Benzylpenicillin G hòa trộn với nước muối Potassium để tiêm tĩnh mạch với tốc độ nhanh có thể gây nên bệnh cao Potassium trong máu, khi nghiêm trọng có thể gây tim đột nhiên ngừng đập.
 
3. Thuốc loại Tetracycline có thể trực tiếp làm tăng nặng thêm công năng thận vốn đã không toàn vẹn, còn có thể thúc đẩy sự phân giải chuyển hóa, cuối cùng dẫn đến trúng độc acid, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Thuốc Dime thylamine cũng có thể gây nên chướng ngại công năng tiền đình có những biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, váng đầu chóng mặt và bước đi không ổn định. Hiện nay trên lâm sàng phần nhiều đã không dùng loại thuốc này nữa.
 
Người già dùng thuốc cần biết - ảnh 2
Ảnh minh họa
 
4. Thuốc Sulfamethoxazole tổng hợp: Những người già công năng của thận không toàn vẹn dùng thuốc này với lượng thông thường cũng gây nguy hiểm đến tính mệnh.
 
5. Thuốc gây tê, gây mê: Tính mẫn cảm của người già đối với loại thuốc này tăng thêm, hơn nữa phạm vi an toàn của lượng thuốc này tương đối nhỏ, dễ gây nên hôn mê, ức chế trung khu hô hấp v.v.. Vì vậy, tất cả những loại thuốc đại loại như Codeine, Morphine v.v. đều cần thận trọng khi dùng. Nếu cần phải dùng thì chỉ nên dùng với lượng bằng 2/3 của người lớn thôi.
 
6. Thuốc Indometacin: Thuốc này có thể gây rối loạn nhịp đập của tim, xuất huyết đường dạ dày và ruột, tiêu chảy. Thuốc Oxyphen butazone có thể gây nên thiếu máu không thể bổ cứu được. Nếu phải dùng thì sau khi điều trị 7 ngày cần ngừng dùng thuốc ngay. Thuốc loại Digitalis như Digitoxin, Digoxin v.v. dễ phát sinh tích trữ lại, trúng độc gây nên nhịp đập của tim không bình thường, buồn nôn, nôn mửa v.v.. Thuốc loại Cortisone dễ gây nên loét ở đường tiêu hóa, tăng nhanh tốc độ loãng xương v.v.
 
Tóm lại, người già do vì công năng dự trữ của các khí quan và cơ chế ổn định của môi trường trong cơ thể đã suy giảm theo cùng với sự tăng lên của tuổi, cho nên mức độ chịu đựng đối với thuốc và biên độ an toàn đều hạ thấp rõ rệt. Người già dùng thuốc không những tỉ lệ xuất hiện những phản ứng không tốt cao hơn những người lớn ở độ tuổi thanh tráng niên, hơn nữa hễ xuất hiện những phản ứng thì mức độ càng nghiêm trọng, thậm chí có thể làm cho bệnh tình chuyển thành bệnh nguy cấp ngay không thể cứu vãn được.

PV

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).