Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn

ThS. BS Phạm Văn Phúc (Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn). Nếu không may nhiễm liên cầu khuẩn lợn, có thể gây bệnh cảnh nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…

Mới đây, Khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nam bệnh nhân 27 tuổi (Bắc Ninh), vào viện trong tình trạng an thần thở máy. Trên người nhiều ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi.

Theo lời người nhà bệnh nhân kể lại, cách vào viện 4 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn ngoài quán. Sau khi về nhà, bệnh nhân xuất hiện mệt, đau mỏi người. Đến đêm bệnh nhân thêm triệu chứng sốt, rét run không rõ nhiệt độ. Sáng ngày vào viện, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân. Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân được chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết – Viêm màng não theo dõi do liên cầu lợn. Hiện tại bệnh nhân đang được điều trị tích cực bởi biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu.

Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người bằng đường tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn (lợn lành, hoặc lợn bị bệnh) thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ. Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ, cho đến 2-3 ngày (tuy nhiên có trường hợp thời gian ủ bệnh lên tới vài tuần).

Nguy cơ suy đa tạng vì liên cầu lợn - ảnh 1
Bệnh nhân 27 tuổi bị biến chứng do liên cầu khuẩn lợn đang điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: BVCC

Bệnh cảnh phổ biến nhất của nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn là viêm màng não, với các biểu hiện: Sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, ù tai, điếc, gáy cứng, rối loạn tri giác, xuất huyết dưới da dạng chấm, mảng ở vành tai, mũi, mặt, thân mình…; khám có biểu hiện gáy cứng; chọc dịch não tủy có biến loạn: dịch đục, áp lực tăng, tăng bạch cầu và protein trong dịch não tủy. Trường hợp nặng tiến triển nhanh chóng hội chứng nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn (có thể kèm theo hoặc không kèm theo viêm màng não): Trụy mạch, rối loạn đông máu nặng, suy đa phủ tạng, xuất huyết tiêu hóa, hôn mê, tử vong nhanh chóng.

Người bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn nếu chẩn đoán điều trị muộn sẽ gặp di chứng nặng nề: Điếc 1 bên hay 2 bên vĩnh viễn, không hồi phục. Một số bệnh nhân phải điều trị dai dẳng, tái phát nhiều đợt. Nhiễm trùng liên cầu khuẩn lợn mặc dù được điều trị, tỷ lệ tử vong chung cho các thể bệnh là 17%. Trường hợp bệnh nhân đã có biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong rất cao lên đến 60- 80%.

Ở Việt Nam, một số nơi người dân vẫn có quan niệm rằng ăn tiết canh đầu tháng (có màu đỏ) để lấy may mắn. Điều này không đúng, bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe con người. Thường ở ngoài hàng quán, tiết canh được lấy từ tiết động vật tươi sống. Đây là một trong các nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân bị nhiễm giun sán. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, bệnh đường tiêu hóa…

Trường hợp nam thanh niên 27 tuổi này cũng mắc sai lầm như vậy. (Theo lời người nhà, ngày mồng 1 tháng 8 âm lịch vừa qua, 2 anh em rủ nhau đi ăn tiết canh lấy may).

Vì vậy để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Khi ăn, việc nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng (Tổ chức Y tế Thế giới - WHO khuyến cáo trên 700C).

Đặc biệt lưu ý người dân không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

ColosBaby Gold 3+ hỗ trợ tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội

ColosBaby Gold 3+ hỗ trợ tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội

(PNTĐ) - Với nỗ lực mang đến cho trẻ em Việt Nam những sản phẩm dinh dưỡng ngày càng ưu việt, VitaDairy đã phát triển ColosBaby Gold 3+ dinh dưỡng công thức bổ sung sữa non ColosIgG 24h từ Mỹ giàu kháng thể IgG, kết hợp 2’-FL HMO và lợi khuẩn Bifidus giúp hỗ trợ miễn dịch từ dinh dưỡng hiệu quả hơn. ColosBaby Gold 3+ là phiên bản nâng cấp công thức toàn diện giúp tăng cường miễn dịch và tăng cân vượt trội, tạo nền tảng cho con lớn khỏe mạnh mỗi ngày
Bộ Y tế khuyến cáo: Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

Bộ Y tế khuyến cáo: Đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão, lũ

(PNTĐ) - Bão, lũ là hiện tượng thiên tai hàng năm vẫn xảy ra, gây thiệt hại về người và của tại những nơi bão lũ đi qua; cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn, hoàn lưu bão gây lũ quét, sạt lở tạo ra những vùng cô lập, người dân cần được hỗ trợ nhu yếu phẩm trong đó có thực phẩm và nước sạch để uống.
Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo người dân vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6-13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc Sốt xuất huyết, 52 ca mắc Tay chân miệng, 01 ca Sởi, 03 ca mắc Ho gà, 01 ca Liên cầu lợn. Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát hoạt động đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh khu vực ngập lụt do mưa bão.
BV Hữu Nghị: Ứng dụng tán sỏi đường mật qua da thay thế mổ hở

BV Hữu Nghị: Ứng dụng tán sỏi đường mật qua da thay thế mổ hở

(PNTĐ) - Tán sỏi qua da bằng laser được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao bởi tính an toàn, ít xâm lấn, có thể áp dụng điều trị cho những bệnh nhân cao tuổi; nhất là người bệnh đặc thù tại Bệnh viện (BV) Hữu nghị có bệnh lý nền phức tạp và chống chỉ định tương đối hoặc tuyệt đối với các chỉ định phẫu thuật.