Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn hải sản tươi sống
Hải sản tươi sống sẽ không tốt với người có hệ tiêu hóa khó dung nạp, cụ thể là người lớn tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi vì dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Hiện nay, từ thành phố tới nông thôn, nhất là với các ngư dân vùng ven biển các món thủy hải sản tươi như hàu sống, cá ngừ, cá hồi, cá diêu hồng, cá lóc… rất được ưa chuộng vì quan niệm bổ dưỡng và mát. Tuy nhiên, ít người biết rõ những nguy cơ tiềm ẩn trong các món ăn này.
Khi ăn sống các thực phẩm tươi như hàu, cá hồi, cá ngừ... thì các chất dinh dưỡng và khoáng chất sẽ hấp thu được hầu hết.Do ăn tươi sống nên cơ thể không bị tăng năng lượng như ăn sau chế biến (vì chế biến sẽ có thêm gia vị: dầu, mỡ, mắm, muối...) nên cảm thấy mát hơn, dễ tiêu hơn. Ngoài ra, ăn hải sản sống thì vitamin nhóm B, C, iốt không bị mất đi, sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là phụ nữ.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, cá biển hiện nay cũng nhiễm độc thủy ngân từ chất thải công nghiệp đổ xuống các đại dương. Cá ngừ, cá thu bị nhiễm thủy ngân phổ biến trên toàn thế giới, nếu ăn quá nhiều cá biển trong một ngày có thể tăng nguy cơ ngộ độc thủy ngân.
Theo tài liệu của Viện Vệ sinh - Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh - Bộ Y tế thì các loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, sò, ốc, hến... vốn chất chứa nhiều độc tố, các kim loại nặng nên rất dễ gây ngộ độc hoặc tích tụ trong cơ thể người, nặng thì có thể gây xuất huyết ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột...
Ngoài ra, các nhuyễn thể và cá, tôm cũng thường có các loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ, xoắn khuẩn, trực khuẩn E.Coli, khuẩn tả... Tôm sống còn mang ấu trùng sán lá phổi, khi trưởng thành sẽ đi từ ruột, xuyên qua cơ hoành lên phổi, gây viêm phế quản, đau ngực, ho ra máu.
Chính vì thế mà mỗi người hãy vì sức khỏe của mình và cộng đồng không nên ăn các loại thủy hải sản tươi sống. Những loại thực phẩm này được nấu chí
Theo Sức khỏe & Đời sống