Nguy cơ ung thư vú vì đặt túi ngực

Chia sẻ

PNTĐ-Một số nghiên cứu cho thấy, đặt túi ngực có thể gây ra nhiều biến chứng. Ung thư vú là một trong những nguy cơ không mong muốn.

 
Theo Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), việc đặt túi ngực có thể xảy ra một số biến chứng và kết quả không mong muốn như:Cần phẫu thuật nhiều lần, trong đó có việc loại bỏ hoặc thay thế túi ngực; Các mô xung quanh túi ngực bị chai cứng, kết hợp với các mô sẹo xiết chặt túi ngực; Đau ngực; Thay đổi ở núm vú và vú bị mất cảm giác; Vỏ túi nước muối bị rách hoặc thủng lỗ, gây biến dạng vú; Vỏ túi gel silicone bị rách hoặc thủng lỗ, có thể có triệu chứng hoặc không có triệu chứng nào.
 
Chụp nhũ ảnh không có khả năng phát hiện những bất thường về tình trạng túi nâng ngực. Nếu đặt túi ngực silicone, bạn sẽ cần chụp cộng hưởng từ (MRI) định kỳ để phát hiện các vết rách, thủng trên túi silicone nhưng không gây ra triệu chứng. Để phát hiện sớm những vết rách âm thầm, FDA khuyên phụ nữ đặt túi ngực silicone bắt đầu chụp MRI từ 3 năm sau khi phẫu thuật và tiếp tục 2 năm một lần sau đó. Chụp MRI để kiểm tra tình trạng túi nâng ngực có chi phí cao và có thể không được bảo hiểm bồi thường.
Đối với phụ nữ đặt túi ngực để tái tạo do ung thư vú, bác sĩ điều trị sẽ khuyến cáo quy trình tái khám và nơi tái khám (bao gồm việc chụp nhũ ảnh) phù hợp theo tình trạng sức khoẻ và tiến triển bệnh. Đối với phụ nữ khoẻ mạnh hoặc đặt túi ngực vì lý do thẩm mỹ, việc chụp nhũ ảnh diễn ra mỗi năm/lần. Ngoài ra, khi đã đặt túi ngực, để không bỏ sót kết quả chẩn đoán, bạn nên báo trước với các bác sĩ và yêu cầu được chụp cộng hưởng từ MRI.
 
 
PV

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).