Nhận biết viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ

Chia sẻ
 
Thời gian gần đây, con gái (5 tuổi) của tôi thi thoảng lại bị ho, chảy nước mũi kèm sốt nhẹ. Tôi không biết làm sao để phân biệt dấu hiệu cảm cúm thông thường với triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ để kịp thời đưa con tới bệnh viện khám, chữa. Mong bác sĩ tư vấn giúp.
 
Trần Thị Hoa (Ba Vì, Hà Nội)
 
Bệnh đường hô hấp được chia thành 2 nhóm lớn: bệnh đường hô hấp trên và bệnh đường hô hấp dưới. Trong đó, bệnh đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm phế quản) tuy ít gặp hơn nhưng lại vô cùng nguy hiểm, dễ gây tử vong, đặc biệt với trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời điểm thời tiết giá lạnh, cha mẹ cần chú ý, phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để chăm sóc, điều trị cho trẻ kịp thời.
 
Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh về đường hô hấp là: ho, chảy nước mũi, sốt, có thể chảy nước tai, khó thở (thường là của bệnh đường hô hấp trên). Vì vậy, nếu trẻ chỉ có triệu chứng ho, sốt hoặc chảy nước mũi… và cháu vẫn ăn chơi bình thường thì bạn không nhất thiết phải đưa con đi bệnh viện, chỉ cần ở nhà chăm sóc. Nếu bé ho, bạn có thể dùng một vài loại thuốc ho, Đông y hay Tây y đều được. Nếu bé sốt không quá cao, bạn có thể giảm sốt cho con bằng cách chườm mát ở nhà. Trường hợp bé bị chảy nước mũi thì có thể dùng nước muối nhỏ mũi, kết hợp ăn uống đầy đủ… Tuy nhiên, điều quan trọng là phải theo dõi diễn tiến của bệnh để phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng.
 
Cách theo dõi bao gồm: Quan sát những dấu hiệu bất thường về thở và biểu hiện bên ngoài. Theo đó, bạn có thể quan sát nhịp thở của trẻ bằng cách theo dõi sự lên xuống của lồng ngực. Nếu thấy các nhịp thở chậm rãi, đều thì không sao, nhưng nếu thấy đột nhiên nhịp thở phồng lên, hạ xuống nhanh bất thường, thở mạnh, khi vén ngực trẻ lên thì thấy lồng ngực khi thở lõm sâu, cánh mũi thở phập phồng… thì đó là dấu hiệu sớm để nhận biết bệnh đường hô hấp dưới (viêm phổi, viêm tiểu phế quản). Với biểu hiện bên ngoài: Nếu mọi khi trẻ ăn chơi bình thường, hôm nay trẻ ngồi 1 chỗ, ăn ít hẳn đi, ăn vào lại nôn ra vì khó thở hoặc nếu trẻ nhỏ đang bú lại bú sữa được… thì đó có thể là dấu hiệu bệnh nặng, cần cho trẻ đi khám ngay.
 
 
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng 
(Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai)

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).