Những điều cần biết về suy tim cấp

TS.BS Phạm Minh Tuấn (BV Bạch Mai)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Suy tim cấp là nguyên nhân hàng đầu nhập viện ở những người bệnh trên 65 tuổi, tỷ lệ tử vong khi nhập viện 4 - 10%, tỷ lệ tử vong 1 năm sau xuất viện lên đến 25 - 30%.

Những điều cần biết về suy tim cấp - ảnh 1
Ảnh minh họa

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, suy tim cấp có thể có các biểu hiện như sau:

Suy tim cấp mới xuất hiện: Thường khởi phát nhanh, cơ tim không đủ thời gian để thích nghi, vì thế các biểu hiện thường rầm rộ, người bệnh có thể nhanh chóng tiến triển đến tình trạng suy hô hấp cấp, sốc tim.

Các triệu chứng của suy tim cấp: Mệt mỏi, khó thở, thở nhanh, xảy ra ở nhiều mức độ; nếu tình trạng suy tim nặng, người bệnh khó thở liên tục, vật vã, kích thích, ngồi dậy để thở, cảm giác thiếu oxy như “chết đuối trên cạn”, gọi là cơn phù phổi cấp. Ý thức có thể vật vã kích thích hoặc lơ mơ khi tình trạng thiếu oxy não nghiêm trọng. Chân tay lạnh ẩm, nổi vân tím toàn thân. Huyết áp khó đo, bắt mạch nhanh nhỏ.

Suy tim cấp trên nền mạn tính: Bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim trước đây, với các triệu chứng khó thở khi gắng sức, mệt mỏi, phù chân, đau tức ngực. Các triệu chứng này sau khi điều trị thuốc theo đơn có thể thuyên giảm hoặc mất đi.

Các dấu hiệu gợi ý đợt cấp suy tim mạn tính: Người bệnh có thể thấy khó thở tăng lên, khả năng gắng sức giảm đi so với thường ngày, mệt nhiều lên thậm chí khi nghỉ ngơi. Phù hai chân, trắng, mềm, đôi lúc kín đáo như đi dép, đi tất thấy chật hơn, diễn biến tăng dần; đi tiểu ít hơn; ho khan, đặc biệt khi thay đổi tư thế, cảm giác tức nặng ngực do tràn dịch màng phổi. Theo dõi cân nặng có thể thấy tăng cân nhanh chóng, nếu tăng trên 2kg trong vòng 1 tuần là dấu hiệu cảnh báo cần phải đi khám ngay. 

Người bệnh còn có thể thấy đầy bụng, bụng trướng, ăn uống kém, buồn nôn. Nếu tình trạng nặng lên, xuất hiện khó thở liên tục, không nằm được đầu bằng, phải kê cao gối, thậm chí đang ngủ phải ngồi dậy để thở; có thể thấy chân tay lạnh, nổi vân tím khi tim suy quá nặng dẫn đến huyết áp tụt và không đảm bảo tưới máu cho các cơ quan. Biểu hiện suy hô hấp nặng, phù phổi cấp như đã mô tả trên sẽ xảy ra nếu không được can thiệp y tế kịp thời.

Khi có các dấu hiệu gợi ý suy tim cấp, người bệnh tuyệt đối không tự điều chỉnh các thuốc đang dùng, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Ví dụ, tiếp tục dùng thuốc hạ huyết áp trong khi huyết áp đang thấp, thuốc chẹn beta giao cảm trong khi nhịp tim chậm, huyết áp tụt, khó thở nhiều hoặc dùng các thuốc có nguy cơ tăng kali máu trong khi đang ở trong tình trạng suy thận cấp. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhà để được đánh giá các dấu hiệu nguy hiểm của suy tim cấp nhằm can thiệp kịp thời, cũng như có các điều trị đặc hiệu nguyên nhân gây ra suy tim cấp, tránh biến chứng nguy hiểm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

Hà Nội đồng loạt cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023

(PNTĐ) - Chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng được thành phố Hà Nội triển khai đồng loạt trong 2 ngày 1-2/12, uống vét ngày 3-4/12. Qua thống kê, toàn thành phố có 385.477 trẻ trong độ tuổi  được uống vitamin A đợt này tại 1.657 điểm uống. Mục tiêu đặt ra là 99,8% trẻ được uống bổ sung vitamin A.
Bị nang vú có cần lo lắng?

Bị nang vú có cần lo lắng?

(PNTĐ) - Nang vú là một túi chứa dịch trong vú, là tổn thương lành tính (không phải ung thư). Nang vú được hình thành khi ống tuyến vú trống rỗng được lấp đầy dịch. Nang vú khi nhỏ thường không có triệu chứng.
Đồng hành cùng vợ chiến đấu với căn bệnh ung thư vú

Đồng hành cùng vợ chiến đấu với căn bệnh ung thư vú

(PNTĐ) - Trên hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư vú quái ác, nhiều chị em đã được tiếp thêm sức mạnh, kiên cường vượt qua bệnh tật nhờ sự đồng hành, chia sẻ yêu thương vô điều kiện từ gia đình, mà đặc biệt là “nửa kia”.