Phụ nữ có thai không được thiếu các vitamin B12, B6, C
ĐSGĐ-Trong thời gian mang thai, các loại vitamin A, D, B1, B2, C có vai trò quan trọng giúp người mẹ và bào thai phát triển bình thường
1.Vitamin B12:
Vitamin B12 có công năng thúc đẩy sinh thành hồng cầu, duy trì sự chuyển hóa chất ở vỏ tủy thần kinh. Thời kì mang thai nếu cung cấp vitamin B12 không đủ người phụ nữ mang thai dễ bị thiếu máu do hồng cầu lớn ấu trĩ, trẻ sinh ra sau này cũng có thể bị thiếu máu. Trong quá trình mang thai thai nhi không ngừng đem vitamin B12 tích trữ ở gan, trong cơ thể của thai nhi khi đủ tháng có tích trữ được khoảng 30 microgram vitamin B12.
![]() |
Ảnh minh họa |
Nếu trong ăn uống người mẹ mang thai thiếu vitamin B12 thì đứa con sinh ra sau này cũng sẽ thiếu vitamin B12, như vậy rất bất lợi đối với sự phát dục của trẻ sơ sinh, thậm chí làm cho trẻ bị bệnh thiếu máu. Có những chuyên gia đã chỉ rõ: Trong ăn uống của người phụ nữ mang thai thiếu vitamin B12, tỉ lệ phát sinh dị dạng thai nhi cũng có thể tăng thêm. Vì vậy vitamin B12 hết sức quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nguồn chủ yếu vitamin B12 trong thức ăn là thức ăn thuộc động vật, ví dụ như gan, thận trâu bò, tim lợn, tôm, chân giò hun khói, thịt gà, trứng gà, sữa bò, pho mát. Các loại đỗ đậu gây men cũng có chứa vitamin B12, ví dụ như chao đậu phụ, chao đậu, tương đậu nành... đều có chứa khá nhiều vitamin B12.
2.Vitamin B6:
Vitamin B6 là loại coenzyme tất yếu của hoạt động hệ thống thần kinh trung khu, hợp thành hemoglobin và chuyển hóa glycogen. Nó có quan hệ mật thiết với sự chuyển hóa chất protein và chất mỡ. Nếu cơ thể thiếu vitamin B6 có thể làm cho thiếu máu do huyết sắc tố thấp trong tế bào nhỏ, gây chướng ngại công năng của hệ thống thần kinh, sinh ra gan nhiễm mỡ, viêm da do tràn dịch mỡ...
Khi mang thai do vì estrogen tăng thêm, sự chuyển hóa tryptophan tăng thêm, lượng nhu cầu vitamin B6 tăng thêm. Ngoài ra, khi mang thai, huyết dịch loãng, vitamin B6 trong máu của người mang thai hạ thấp 25% so với mức trước khi có thai. Khi thai nhi 5 tháng tuổi hệ thống thần kinh trung khu tăng trưởng tới cao độ là lúc cần vitamin B6 nhất, vì thế cần phải coi trọng lượng hấp thu vitamin B6. Trong rất nhiều thức ăn đều có chứa vitamin B6 như các thức ăn loại động vật có gan trâu bò, gan gà, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, cá, cua, trứng gà, sữa bò... Các thức ăn loại thực vật có hạt hướng dương, nhân lạc rang, hạnh đào, đỗ tương, củ cà rốt, đậu cô ve, khoai lang, ớt hồng, chuối tiêu, nho khô, quít, rau chân vịt, khoai tây, bột mì toàn phần...
![]() |
Ảnh minh họa |
3.Vitamin C:
Vitamin C còn gọi acid chống hoại huyết. Vitamin C là loại vitamin cần thiết cho sự nối liền xương, tổ chức kết đế. Nó bảo vệ công năng bình thường của răng, xương cốt, huyết quản, cơ bắp, tăng cường sức đề kháng đối với bệnh tật, thúc đẩy mau lành vết thương. Nếu thiếu vitamin C sẽ dẫn tới các bệnh như bệnh hoại huyết, huyết quản mao dẫn giòn, xuất huyết dưới da, sưng răng lợi, chảy máu, loét.
Trong thời gian người mẹ mang thai, thai nhi cần phải hấp thu lượng lớn vitamin C từ trong cơ thể người mẹ để duy trì sự phát dục bình thường của bộ xương, răng và công năng bình thường của hệ thống tạo máu... làm cho hàm lượng vitamin C trong huyết tương của người mẹ dần dần hạ thấp, đến khi sinh đẻ chỉ còn bằng một nửa thời kì đầu mang thai.
Ăn nhiều các loại rau quả củ rau và trái cây tươi mới để bổ sung vitamin C rất có ích đối với sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Các thức ăn có chứa nhiều vitamin C có: Ớt các loại, hoa súp lơ, rau cải dưa, rau cải trắng, cà chua hồng, quả dưa chuột, đậu 4 mùa, rau tể thái, rau cải dầu, rau chân vịt, rau dền, củ cải, táo các loại, sơn tra, cam, chanh, thảo mai, quả lê... Nhưng khi gia công chế biến xào nấu món ăn, nhất thiết không được xào nấu lâu ở nhiệt độ cao để tránh vitamin C bị thiêu hủy mất.
BS Nông Thuý Ngọc