Quy trình phối hợp quản lý, điều trị F0 tại nhà ở Hà Nội như thế nào?

Chia sẻ

Sở Y tế Hà Nội mới đây đã xây dựng quy trình phối hợp quản lý và điều trị F0 tại nhà giữa Trạm Y tế, tổ hỗ trợ quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và mạng lưới Thầy thuốc đồng hành.

Cụ thể, UBND quận, huyện, thị xã, Thành đoàn Hà Nội, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội và Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành phối hợp triển khai thực hiện đáp ứng công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Công văn này thay cho Công văn số 23365/SYT-NVY ngày 25/12/2021 của Sở Y tế.

Trong đó, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn sử dụng phần mềm quản lý F0; Chủ trì tổ chức tập huấn hoặc mời các chuyên gia tổ chức tập huấn cho tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19.

Ảnh minh họa. Nguồn: IntẢnh minh họa. Nguồn: Int

Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động thực hiện quản lý, theo dõi đối người nhiễm COVID-19 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế; Cung cấp thông tin người nhiễm bệnh COVID-19 trên địa bàn cho Đoàn Thanh niên (thành viên tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19) thực hiện nhập liệu vào phần mềm để quản lý; Thực hiện khám, tư vấn cho người nhiễm bệnh COVID-19 điều trị tại nhà để người dẫn yên tâm điều trị, tránh gây hoang mang lo lắng.

Đối với cán bộ đăng ký số hotline của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động: Thực hiện ngay lập tức việc thăm khám khi có thông báo và đánh giá với các trường hợp người nhiễm theo mức độ phân tầng xanh, vàng, cam, đỏ. Trường hợp người dân khai báo nhầm, cán bộ y tế cơ sở thực hiện việc cập nhật lại thông tin sau khi đã thăm khám trực tiếp.

Các đơn vị phát hiện kịp thời F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng (màu cam, màu đỏ trên phần mềm) để chuyển tuyến đến các bệnh viện đã được phân tầng theo quy định; Hoàn thành thủ tục hết cách ly cho F0 bằng lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, in ấn giấy tờ hồ sơ theo quy định.

Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 (nòng cốt là Đoàn Thanh niên) nhập thông tin người nhiễm bệnh COVID-19 lên hệ thống phần mềm sau khi nhận được dữ liệu từ y tế cơ sở; Chỉnh sửa dữ liệu F0 đã đăng ký trên phần mềm bằng chức năng “thêm - sửa - xóa" để thông tin F0 được chính xác với thực tế của địa phương; hỗ trợ người bệnh F0 tại nhà biết cách khai báo thông tin sức khỏe hàng ngày vào phần mềm, khai hộ thông tin cho người không có điện thoại thông minh hoặc người già yếu; Liên hệ với F0 để nhắc họ khai báo đúng giờ, đủ thông tin sức khoẻ.

Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị COVID-19 theo đúng phân tầng đã quy định.

Các đơn vị trực tiếp theo dõi nhóm F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được theo dõi tại nhà với các nội dung như: Cập nhật đủ thông tin trên phần mềm, phát thuốc, lấy mẫu tại nhà, hướng dẫn F0 biết cách tự chăm sóc tại nhà, hoàn thành hồ sơ hết cách ly; Phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế xã phường trực tiếp đi phát gói thuốc A,B,C; Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà cho các F0 theo chỉ định hoặc đến đo Sp02 theo chỉ định của nhân viên y tế.

Đoàn Thanh niên tham gia lưu động hỗ trợ F0 tại nhà theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương.

Đội lực lượng tình nguyện viên y tế tham gia hỗ trợ cùng Trạm y tế phường, xã cùng nhân viên y tế у tại địa phương thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch; Tham gia các lớp tập huấn tại cộng đồng về các công tác quản lý, theo dõi, chăm sóc người bệnh F0 tại nhà đảm bảo mục tiêu an toàn cộng đồng.

Mạng lưới thầy thuốc đồng hành phân công các y, bác sĩ của Hội để quản lý theo khu vực, hỗ trợ ban lãnh đạo các trung tâm y tế trong tham mưu, triển khai thực hiện và cung cấp thông tin у ca bệnh cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, báo cáo thực hiện hàng tuần; Mạng lưới trực tiếp chủ động theo dõi, gọi điện hỗ trợ nhóm F0 có triệu chứng theo phân tầng trên phần mềm, ưu tiên màu Đỏ - Cam - Vàng theo danh sách trên phần mêm; Phối hợp với nhân viên y tế tại các trạm y tế và trạm y tế lưu động để trao đổi, chia sẻ, cảnh báo khi F0 có dấu hiệu tăng nặng để kịp thời khám, chuyển tuyến đến các bệnh viện đã phân tầng theo quy định.

Mạng lưới nhận điện thoại được gọi từ F0 để hỗ trợ hướng dẫn khai báo thông tin sức khỏe trên phần mềm, tư vấn dinh dưỡng, an toàn lây nhiễm, trấn an tinh thần; Kết hợp với tổng đài 1022 để nhận thông tin hỗ trợ F0 theo dõi tại nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Trên 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị

Trên 40% bệnh nhân lao chưa được phát hiện và điều trị

(PNTĐ) - Theo thống kê, hiện số bệnh nhân lao được phát hiện hàng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao (ước tính trên 100.000 bệnh nhân). Như vậy sẽ có trên 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị...
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc-xin

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vắc-xin

(PNTĐ) - Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác gần 70 trường hợp mắc bệnh ho gà, chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc. Ngoài ra, nhiều trường hợp mắc bệnh sởi, sốt phát ban nghi sởi và thủy đậu cũng ghi nhận rải rác ở nhiều nơi.