Sa dạ con

Chia sẻ

ĐSGĐ-Sa dạ con hay còn gọi là sa tử cung, sa sinh dục. Đông y còn gọi là chứng âm đỉnh, thoát sang; là tình trạng tử cung sa thấp hơn vị trí bình thường.

 
Nguyên nhân gây bệnh:
 
 Có thể là do đẻ nhiều hoặc cơ thể suy nhược, phụ nữ sau đẻ làm việc nặng, chế độ dinh dưỡng kém, bệnh lý ở một số cơ quan lân cận đẩy tử cung sa xuống mà không thể co về được… Dây chằng và các cơ nâng đỡ tử cung bị rão, tổ chức giữa âm đạo và âm hộ bị tổn thương chưa phục hồi sau khi sinh đã phải lao động sớm hoặc quá nặng.
 
Khi sản phụ bị rách tầng sinh môn thì phải được khâu phục hồi ngay. Tùy theo mức độ của bệnh mà tử cung sa xuống thấp nhưng thân tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Mức độ nặng thì toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo. Sau khi sinh không giao hợp quá sớm (sau đẻ 6 tuần), tránh bị viêm nhiễm, lở loét…
 
Sa dạ con - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Triệu chứng bệnh:
 
Theo Đông y: bệnh xuất hiện do chính khí suy hư, thấp nhiệt  xâm nhập, gây sa giãn tử cung.
 
Thể chính khí hư: Trong âm hộ, tử cung và bộ phận liên quan sa xuống, thậm chí lòi ra ngoài. Có cảm giác nặng nề, đau mỏi ngang thắt lưng, thường muốn đi tiểu tiện nhưng lượng không nhiều, đại tiện lỏng và ra nhiều khí hư.
 
Thể thấp nhiệt: Tử cung và bộ phận liên quan sa xuống, lòi ra ngoài, âm hộ sưng đau, nước vàng ra, tiểu tiện nóng rát, nước tiểu vàng, người nóng, ra mồ hồi, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, nhớt.
 
Một số bài thuốc Đông y thường dùng:
 
-5 bài thuốc chữa thể chính khí hư:
 
1.Hoàng kỳ: 24g, cam thảo, đương quy: 10g/loại, nhân sâm, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật: 12g/loại. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
 
2.Nhân sâm: 4g, có thể thay bằng đẳng sâm: 16-20g, hoàng kỳ chích: 20g, bạch truật thổ sao: 12g, cam thảo: 8g, trần bì: 6g, sài hồ: 10g, xuyên quy: 12g, thăng ma: 10g.
 
3.Nếu có thấp nhiệt với nước tiểu đỏ, khí hư bạch đới, đắng miệng nên thêm hoàng cầm: 12g để thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần, điều trị từ 15-20 ngày.
 
4.Gà con: 750g (bỏ ruột), thăng ma: 9g, hoàng kỳ: 15g, cho vào bụng gà, hầm kỹ rồi ăn cả nước và cái.
5.Hà thủ ô: 300g, trứng gà 2 quả. Sắc hà thủ ô lấy nước, sau đó lấy nước đó luộc trứng, ăn trứng mỗi ngày 2 lần, sáng: 2 quả, tối: 2 quả.
 
-3 bài thuốc cho thể thấp nhiệt:
 
1.Long đởn thảo 18g, chi tử, mộc thông, sài hồ, hoàng cầm, trạch tả, sinh địa, đẳng sâm, hoàng kỳ, thăng ma:
12g/loại, đương quy 10g, xa tiền tử 6g, cam thảo 5g, trần bì 5g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
2.Rễ kim anh 60g khô, sắc hòa với rượu nếp uống ngày/lần
 
3.Rễ gai bánh 30g, bồ công anh, quả kim anh, lõi cây móc (sát gốc): 12g/loại, sắc uống ngày/thang, chữa viêm sa tử cung.
 
-Bài thuốc đắp ngoài:
 
-Lá thầu dầu tía một nắm, lá vông đen ½ nắm, lá thiên lý ½ nắm, giã nát đắp lên huyệt Bạch hội, ngày/lần.
 
-Hạt thầu dầu tía 10 hạt, giã nát, băng đắt vào huyệt Bạch hội.
 
-Lá dâm dương hoắc giã nát đắt vào huyệt Bạch hội.
 
-Tía tô 60g, sắc nước xông rửa âm hộ hàng ngày.
 
-Lá diếp cá 100-200g, sắc nước xông rửa âm hộ hàng ngày.
 
-Tỏi củ giã nát, sắc nước xông rửa âm hộ hàng ngày.
 
-Đài sen 5-6 cái sắc nước xông rửa âm hộ hàng ngày.
 
-Lá thiên lý 100g, muối ăn 5g, giã nát thêm 300ml, lọc qua gạc vô trùng, dùng bông tẩm thuốc đắp vào chỗ dạ con sa, ngày/ 2 lần, trong vòng 3-4 ngày.
 
-Xơ mướp 60g, rượu trắng ½ lít, đốt xơ mướp thành than, nghiền nhỏ, chia làm 14 phần, hàng ngày trước khi ăn uống 1 gói với rượu trắng, uống 1 tuần, dừng 1 tuần rồi uống tiếp 1 tuần.
 
    BS Quách Tuấn Vinh

Tin cùng chuyên mục

Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

Những mũi vắc xin ấm tình đồng đội

(PNTĐ) - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng dấu tích của nó vẫn hiện diện trên cơ thể và ký ức của biết bao người lính. Họ - những cựu chiến binh, thương binh, bệnh binh, những người có công với cách mạng đã hy sinh một phần máu thịt vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Tri ân những người đã cống hiến cho đất nước, trung tâm tiêm chủng VNVC đã tổ chức tiêm gần 5.000 mũi vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng, cùng nhiều quà tặng sức khỏe khác.
Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên

(PNTĐ) - Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở tuổi vị thành niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 10-20% trẻ vị thành niên trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm là phổ biến nhất.
BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

BV Hữu nghị Việt Nam Cuba: Trao đổi kinh nghiệm với BV Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới

(PNTĐ) - Nhân dịp triển khai chương trình thăm khám, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí ý nghĩa cho người dân, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Quảng Trị, chiều 25/4, đoàn công tác Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Hà Nội đã có chuyến thăm và làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cuba Đồng Hới (Quảng Bình). Đây dịp để hai Bệnh viện cùng mang tên biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba thắt chặt thêm mối quan hệ, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn và tìm hiểu về định hướng phát triển của nhau.