Sử dụng cây thuốc dân gian vào phòng, chống Covid-19

Chia sẻ

Trong nhiều nghiên cứu khoa học của Việt Nam và thế giới thời gian gần đây, rất nhiều cây thuốc dân gian quen thuộc như: Thanh hao hoa vàng, Xuyên tâm liên được đánh giá là có giá trị tiềm năng trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cây thanh hao hoa vàngCây thanh hao hoa vàng

Thanh hao hoa vàng có tên khoa học là Artemisia annua L., là nguồn cung cấp nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý. Trước khi bùng phát dịch Covid-19 đã có một số nghiên cứu xoay quanh đặc tính kháng virus của thanh hao hoa vàng như khả năng giảm thiểu sự sao chép của virus herpes; ức chế virus viêm gan B và C; chống lại virus SARS xuất hiện vào năm 2002.

Mới đây, nghiên của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Hoa Kỳ) cho thấy, chiết xuất thanh hao hoa vàng có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên của SARS-CoV-2 trong ống nghiệm. Trên các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng với giả dược, thanh hao hoa vàng được cho là có thể cải thiện kết quả lâm sàng ở những bệnh nhân nhiễm Covid-19; Cải thiện khả năng miễn dịch và điều chỉnh phản ứng viêm thông qua việc điều chỉnh sản xuất các cytokine tiền viêm.

Ngoài ra, ở một số nước châu Á, các thảo dược tự nhiên thường được sử dụng kết hợp với thuốc thông thường để điều trị Covid-19. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng thuốc thảo dược, trong đó có thanh hao hoa vàng có hiệu quả chống lại SARS-CoV-2.

Cùng với đó, xuyên tâm liên cũng là vị thuốc được xem là có hiệu quả đối với phòng chống Covid-19, nhất là khi phối hợp cùng thanh hao hoa vàng. Tuy nhiên, theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Liên chi hội Đông Tây y kết hợp, không phải ai cũng có thể sử dụng, đặc biệt là có sự tương tác với các thuốc đang điều trị các bệnh lý.

Đối với virus SARS-CoV-2, nghiên cứu khoa học cho thấy xuyên tâm liên có tác động lên tế bào lympho B và lympho T để tạo ra kháng thể ngăn chặn hoạt động của virus, đồng thời có tác dụng kháng viêm và kháng dị ứng khi phối hợp giữa diterpenoid và flavonoid.

Khi kết hợp với thanh hao hoa vàng, xuyên tâm liên giúp hỗ trợ, tăng cường điều hòa hệ miễn dịch, ức chế tốt hơn sự phát triển của virus, hạn chế xuất hiện cơn bão cytokine. Vì xuyên tâm liên có tác dụng ức chế mạnh, dẫn tới nguy cơ thanh thải virus ra khỏi cơ thể chậm, gây ra viêm nhiễm kéo dài, nên khi kết hợp với thanh hao hoa vàng chỉ được dùng một lượng nhỏ.

Ngoài ra, bổ sung cho 2 vị thuốc trên, có thể phối hợp thêm nhiều vị thuốc khác, trong đó có củ nghệ. Nghệ có vị ấm, nóng sẽ giúp hạn chế tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa (do cả xuyên tâm liên, thanh hao hoa vàng đều có vị lạnh). Hoạt chất curcumin trong nghệ cũng có tác dụng kháng viêm, ức chế sự nhân lên của virus.

Xét về đặc tính dược liệu, có thể thấy một số hoạt chất chủ lực của các vị thuốc trên có thể cộng hưởng tác động, giúp phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19. Nhưng để ứng dụng vào phòng ngừa, hỗ trợ phải trải qua quá trình lựa chọn cây thuốc, sàng lọc các hoạt chất chính, loại bỏ hoạt chất gây hại, phối hợp, bào chế chúng thành sản phẩm phù hợp theo đúng quy trình, công nghệ an toàn, hiện đại… chứ không thể sử dụng tùy ý.

LÝ THANH

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.