Tăng đề kháng để phòng bệnh cho con lúc giao mùa

Chia sẻ

Ai cũng lo sợ lúc con ốm đau, bệnh tật, nhất là giai đoạn chuyển mùa. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị kiến thức để “phòng bệnh hơn chữa bệnh” cho con bằng cách tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.

Cha mẹ thường xuyên trang bị kiến thức y khoa

Cha mẹ chính là thầy thuốc tốt nhất của con. Mẹ chủ động tìm hiểu kiến thức y khoa mỗi ngày. Khi mẹ đã nắm được triệu chứng, cách xử lý các bệnh giao mùa đơn giản, mẹ sẽ có những biện pháp giúp con tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ con hiệu quả nhất khi con ốm.

Nuôi con bằng sữa mẹ đến năm 2 tuổi

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất cung cấp cho con sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tạisao Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho bé bắt đầu ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ cho đến sau 2 tuổi. Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics, rất quan trọng chosự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé. Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.

Cho trẻ được thoải mái khám phá thiên nhiên mỗi ngày

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra khuyếnnghị rằng trẻ em cần có những hoạt động vận độngngoài trời ít nhất 60 phút mỗi ngày để có thể phát triển cơ thể một cách tốt nhất.Vì vậy, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con khám phá thiên nhiên mỗi ngày, kể cả thời tiết “không đẹp”.

 

Cho trẻ thoải mái vui chơi để được luôn khỏe mạnhCho trẻ thoải mái vui chơi để được luôn khỏe mạnh.

Con càng được chơi sớm với đấtvà nước thì càng tăng cường hệ miễn dịch cho con. Mẹ có thể lo trời mưa, nắng, gió quá, lạnh quá, nóng quá… sẽ khiến con bị ốm. Chỉ cần mẹ chuẩn bị cho con quần áo phù hợp thì mẹ có thể quẳng gánh lo đi mà vui chơicùng con. Ở nhà, mẹ có thể cho con tắm chậu tăng dần về thời gian để bé thích nghi. Cụ thể, mùa hè có thể tắm nước nguội (không ấm, không lạnh ngắt) tăng dần, từ 20-30 phút. Mùa đông có thể tắm nước ấm từ 15-20 phút. Thỉnh thoảng, cha mẹ có thể cho con đi du lịch hoặc có những hoạt động trải nghiệm như đưa trẻ dạo chơi ở công viên, nằm thư giãn trên bờ biển để nghe sóng biển vỗ rì rào, ngủ dưới bầu trời đầy trăng sao, làm vườn như bác nông dân thực thụ…

Luôn vệ sinh sạch sẽ

Cha mẹ tập cho con thói quen rửa sạch tay chân sạch sẽ sau khi chơi/lao động/đi vệ sinh, trước giờ ăn, ngủ. Sau mỗi giờ chơi, cha mẹ có thể giúp con học cách tự vệsinh cá nhân, tắm rửa, để con có thể có một cơ thể sạch sẽ.

Ăn uống đủ dinh dưỡng

Điều quan trọng nhất là phải có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Các món ăn mùa nào thức nấy, đủ các thành phần chất đạm, chất béo, protein, vi tamin và khoáng chất. Đặc biệt, bố mẹ nên chú trọng con ăn nhiều rau xanh và hoa quả.

Mát xa cho con mỗi ngày

Để cuộc mát-xa được thành công, mẹ đừng cố thực hiện ngay trước hoặc sau bữa ăn của con, hay cả lúc bé đang cần ngủ trưa. Khi mẹ nghĩ bé đã sẵn sàng, hãy đặt con trên mặt phẳng với một chiếc khăn và hộp dầu chuyên dành cho mát-xa. Nếu bé yêu cảm thấy không thoải mái và khóc ré lên trước khi bài mát-xa kết thúc, mẹ hãy dừng lại và thay vào đó là âu yếm, vuốt ve con.

TÚ AN (sưu tầm)

 

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).