Thêm cơ hội được bế con yêu cho người hiếm muộn

HOÀNG NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại Hội nghị khoa học thường niên HASAM 2023 do Hội Hỗ trợ Sinh sản Hà Nội tổ chức ngày 10/12/2023, BS.CKI Nguyễn Thành Trung đại diện nhóm nghiên cứu đã báo cáo "Đánh giá ban đầu kết cục lâm sàng của bệnh nhân chuyển phôi khảm tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội”. Nghiên cứu này đã tiếp thêm hi vọng cho những trường hợp bệnh nhân hiếm muộn.

Hội nghị có sự tham gia của GS.TS Nguyễn Đình Tảo - Chủ tịch Hội Hỗ trợ sinh sản Hà Nội và hơn 250 bác sĩ, chuyên gia đầu ngành đến từ các Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện lớn trên cả nước.

Thêm cơ hội được bế con yêu cho người hiếm muộn - ảnh 1

Các đại biểu tại Hội nghị khoa học thường niên HASAM 2023

Kết quả nghiên cứu trên đã nhận được sự đặc biệt quan tâm thảo luận của đại biểu tham dự. Bởi đây là một trong những đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực trong thực hành lâm sàng tại các đơn vị hỗ trợ sinh sản hiện nay.

Thêm cơ hội được bế con yêu cho người hiếm muộn - ảnh 2
Nhóm nghiên cứu gồm nhiều bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng

Nhóm nghiên cứu của báo cáo này, gồm nhiều bác sĩ chuyên khoa nổi tiếng của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội như: Bác sĩ CKI Nguyễn Thành Trung, Trưởng khoa Khám bệnh; Ths.BS Dương Thị Hiền Lương, Phó trưởng khoa Khám bệnh, và các bác sĩ chuyên ngành hỗ trợ sinh sản: BS.CKI Hồ Văn Thắng, BS Thiều Đình Trọng, BS Trịnh Văn Tam…

Theo nhóm nghiên cứu, một trong những mục tiêu cuối cùng của Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) nói chung và của chẩn đoán di truyền tiền làm tổ nói riêng là bệnh nhân có thai và sinh được những em bé khỏe mạnh. Nhờ các kỹ thuật tiến bộ của Y học di truyền, chẩn đoán phôi tiền làm tổ giúp lựa chọn ra những phôi tốt.

Tuy nhiên công cuộc hỗ trợ sinh sản cũng phải đối mặt với những bệnh nhân không có phôi nguyên bội mà chỉ có phôi khảm (phôi chứa hai hoặc nhiều dòng tế bào bình thường và bất thường trong cùng một phôi). Đây cũng là nỗi băn khoăn của các bác sĩ hỗ trợ sinh sản khi trả kết quả và tư vấn chuyển phôi cho bệnh nhân.

Chính vì lý do này, nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Kết cục lâm sàng của bệnh nhân chuyển phôi khảm tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội”.

Thêm cơ hội được bế con yêu cho người hiếm muộn - ảnh 3
BS.CKI Nguyễn Thành Trung, đại diện nhóm nghiên cứu

Bác sĩ CKI Nguyễn Thành Trung, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phôi khảm rồi nhưng tại Việt Nam thì chưa có nhiều. Thông qua những tiến bộ về y học di truyền cũng như các nghiên cứu quốc tế thì các bác sĩ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội luôn đau đáu về vấn đề đó và quyết định thực hiện nghiên cứu đánh giá về kết cục lâm sàng trong quá trình thai kỳ của những bệnh nhân chuyển phôi khảm. Rất may khi chúng tôi thực hiện công trình nghiên cứu này thì kết quả ngoài mong đợi khi mà chúng ta chuyển phôi khảm, những phôi ngày xưa dường như phải bỏ đi thì bây giờ chúng ta chuyển cho bệnh nhân và có một kết cục thai kỳ là em bé khỏe mạnh sinh ra”.

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 5/2022 trên 111 bệnh nhân (chọn mẫu toàn bộ) đã cho đánh giá ban đầu mang tính khả quan. Những trường hợp chuyển phôi phân theo dạng khảm: khảm số lượng đạt kết cục thai sinh sống lên tới 49,3% còn chuyển phôi khảm cấu trúc là 35,5%.

Tỷ lệ bệnh nhân chuyển phôi phân theo mức độ khảm (<50%) cho kết cục thai sinh sống là 48,5% còn với phôi khảm (>=50%) thì cho tỷ lệ thai sinh sống là 40,5%.

Thêm cơ hội được bế con yêu cho người hiếm muộn - ảnh 4
Các đại biểu tham dự Hội nghị khoa học thường niên HASAM 2023

Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, nên ưu tiên chuyển phôi có mức độ khảm thấp hơn 50% trong trường hợp bệnh nhân không có phôi nguyên bội để chuyển. Bên cạnh đó các bác sĩ hỗ trợ sinh sản cũng cần đánh giá và tư vấn rõ nguy cơ rủi ro khi chuyển phôi khảm cho bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu đã tiếp thêm hi vọng cho những trường hợp bệnh nhân hiếm muộn không có phôi nguyên bội để chuyển thì họ vẫn có cơ hội được bế con yêu về nhà.

BSCKI Nguyễn Thành Trung cũng nhấn mạnh, báo cáo nghiên cứu ngày hôm nay mới chỉ là kết quả ban đầu trên số lượng cỡ mẫu nhỏ, chưa đánh giá được toàn diện sức khỏe lâu dài của trẻ sinh sống. Thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thực hiện đề tài này trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.

Trong lĩnh vực y tế sức khỏe nói chung và hỗ trợ sinh sản nói riêng, việc cập nhật kiến thức với những nghiên cứu mới đóng vai trò rất quan trọng. Hội nghị khoa học thường niên HASAM 2023 do Hội Hỗ trợ Sinh sản Hà Nội tổ chức nhằm mục đích để các chuyên gia bác sĩ, chuyên viên phôi học cùng nhau trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thực hành lâm sàng giữa các trung tâm và các bệnh viện trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản trên cả nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

Nguy cơ trẻ cận thị sau kỳ nghỉ hè

(PNTĐ) - Cận thị đang trở thành một vấn nạn liên quan đến sức khỏe và kinh tế xã hội toàn cầu và là loại tật khúc xạ mắc phải phổ biến nhất ở lứa tuổi học sinh. Đặc biệt, trong kỳ nghỉ hè, các con càng dễ bị cận thị, tăng độ hoặc nhanh mỏi mắt khi đi học trở lại.
Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

Tăng cường hợp tác, ứng dụng công nghệ mới trong y khoa

(PNTĐ) - Sáng 17/7/2024, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và công ty Fujifilm Việt Nam đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ; hợp tác triển khai các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa; tập trung nghiên cứu khoa học, trao đổi để tiếp cận công nghệ mới; thúc đẩy nghiên cứu phát triển những kỹ thuật mới đang được ứng dụng ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Châu Âu.
Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

Hà Nội: Ghi nhận 11 ổ dịch sốt xuất huyết mới

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/7 đến ngày 12/7) toàn thành phố ghi nhận 109 ca mắc sốt xuất huyết tại 20 quận, huyện; trong đó huyện Đan Phượng có số mắc cao với 43 ca. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, ghi nhận 1.166 ca mắc, 0 tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023 (990/0).