Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn tại quận Bắc Từ Liêm

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 15/8, Chi cục dân số Hà Nội tổ chức chương trình triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn tại quận Bắc Từ Liêm năm 2024.

Theo BS.CKII Nguyễn Văn Tý - Giám đốc Trung tâm y tế (TTYT) quận Bắc Từ Liêm, mô hình thì điểm cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn tại địa bàn được thực hiện đến nay đã được 5 tháng. Nhiệm vụ chủ yếu đã thực hiện là: Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết, sắp xếp, trang trí phòng tư vấn, tài liệu truyền thông... đảm bảo quy định về chuyên môn, không gian phòng tư vấn.. đáp ứng được các quyền của khách hàng đối với dịch vụ.

Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn tại quận Bắc Từ Liêm - ảnh 1
TS. Vũ Duy Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.

Tính đến nay TTYT đã phối hợp Quận đoàn và Ban Chỉ đạo dân số  các phường tổ chức được 50 cuộc truyền thông cho đoàn viên thanh niên và nhân dân trên địa bàn Phường với 2868 người tham dự, cấp phát được 500 tờ rơi tuyên truyền. Nội dung truyền thông được sự hưởng ứng tích cực từ các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con, các nam nữ, đoàn viên, thanh niên trong độ tuổi sinh đẻ và mọi người dân tham dự.

TTYT quận tổ chức triển khai khám sức khỏe cho nam, nữ trước khi kết hôn theo nguyên tắc tự nguyện, đảm bảo bí mật riêng tư và đảm bảo theo các quy định hiện hành.  Tổng hợp kết quả khám, thông báo kết quả đến nam, nữ trước khi kết hôn. Trường hợp nghi ngờ, hướng dẫn tiếp tục khám chuyên khoa sâu để xác định bệnh và hướng dẫn điều trị.

Tại phòng tư vấn của TTYT thực hiện tư vấn, khám sức khỏe cho thanh niên nam nữ trước khi kết hôn đã tư vấn cho 64 người, đồng thời tư vấn qua điện thoại được156 cuộc, đối tượng tham gia phòng tư vấn trong độ tuổi từ 16 đến 30 hầu hết là các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con và các bạn học sinh, sinh viên.

Thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khoẻ trước khi kết hôn tại quận Bắc Từ Liêm - ảnh 2
Các cặp đôi khám và tư vấn sức khoẻ trước khi kết hôn.

Phát biểu tại Hội nghị, TS Vũ Duy Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội cho biết: Để phát hiện, phòng ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của nam nữ thanh niên, sức khỏe thai nhi, ngăn ngừa sinh con ra bị bệnh, tật bẩm sinh, hoạt động tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn là một nhân tố có tính chất quyết định, tác động quan trọng đến chất lượng dân số và tương lai giống nòi.

Hiện nay, chất lượng dân số Thủ đô đã từng bước được nâng cao trong đó có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn. Tỷ lệ nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước kết hôn tăng hàng năm (năm 2022: 31,9%; năm 2023: 53,7%, 6 tháng năm 2024: 63%).

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn Thành phố chưa có sự kết nối giữa những người có nhu cầu khám sức khỏe trước kết hôn với các cơ sở y tế. Nhiều người chưa thực sự hiểu và phân biệt được giữa khám sức khỏe trước hôn nhân và khám sức khỏe bình thường.

Được sự chỉ đạo của Sở Y tế, Chi cục Dân số Hà Nội lựa chọn quận Bắc Từ Liêm thực hiện thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn theo kế hoạch số 147/KH-CCDS ngày 28/3/2024 của Chi cục Dân số Hà Nội.

Mục đích của mô hình nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn thông qua việc thí điểm triển khai mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn, từ đó nhân rộng mô hình trên toàn thành phố, góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn Hà Nội.

Để triển khai mô hình đạt hiệu quả cao, Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội, T.S Vũ Duy Hưng đề nghị, TTYT quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo công tác Dân số và phát triển quận chỉ đạo, phân công các ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các phường phối hợp với TTYT và các ban ngành triển khai thực hiện hoạt động tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn tại địa phương.

Truyền thông, vận động chính quyền, cộng đồng và toàn xã hội ủng hộ, tham gia thực hiện mô hình. Đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phương pháp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, vận động, tuyên truyền đối với vị thành niên, thanh niên, nam nữ chuẩn bị kết hôn.

Chi cục trưởng Chi cục Dân số Hà Nội cũng đề nghị, hoạt động tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cần duy trì hàng ngày, hàng tuần. TTYT quận cần phân công cán bộ y tế thường trực Phòng tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nam, nữ thanh niên; đảm bảo nguồn nhân lực, vật lực và điều kiện thực hiện khám sức khỏe cho nam, nữ trước khi kết hôn trên địa bàn. Bên cạnh đó, cần theo dõi, giám sát, đôn đốc triển khai mô hình hiệu quả và đảm bảo tiến độ.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

Quản lý thế nào tránh “lợi bất cập hại“?

(PNTĐ) - Mua bán thuốc online đang dần trở thành xu hướng bởi sự tiện dụng và nhiều tiện ích. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thuốc trực tuyến hiện nay đang bộc lộ không ít khó khăn, lỗ hổng; đòi hỏi phải có sự quản lý sát sao.
Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

Khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ trên địa bàn quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, đầu tháng 11/2024 vừa qua, Trung tâm Y tế quận Tây Hồ phối hợp với Trường Mầm non Chu Văn An tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3-4 tuổi, đây là một hoạt động rất quan trọng và ý nghĩa.
Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

Tăng cường phổ biến thông tin về bệnh Tan máu bẩm sinh

(PNTĐ) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ  sinh sản, nên hay không?

Sử dụng thuốc bổ để nâng cao sức khoẻ sinh sản, nên hay không?

(PNTĐ) - Nhiều cặp đôi thường bị ảnh hưởng bởi những lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc thông tin trên mạng xã hội về việc sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng cho đến thuốc đông y, với mong muốn “bổ trứng”, “cường tinh trùng” hoặc “dễ đậu thai”. Nhưng liệu uống thuốc có thực sự hiệu quả và an toàn?
Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

Tiền ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu cần lưu ý

(PNTĐ) - Tiền ung thư cổ tử cung là giai đoạn các tế bào biểu mô bất thường chỉ mới vừa xuất hiện trong cổ tử cung, nhưng chưa xâm lấn sâu. Phát hiện sớm các tổn thương trong giai đoạn này là tiền đề cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả, ngăn chặn nguy cơ ung thư cổ tử cung tiến triển ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản của người bệnh.