Thử nghiệm vắc-xin "made in Việt Nam" thứ 2 trên người vào tháng 1/2021

Chia sẻ

Chia sẻ với phóng viên báo PNTĐ, TS Dương Hữu Thái - Viện trưởng Viện Vắc-xin và sinh phẩm y tế (IVAC) cho biết: Trước đó, vắc-xin ngừa Covid-19 có tên Covivac của đơn vị đã được thử nghiệm trên động vật như chuột đất vàng, chuột nhắt, thỏ...

Tất cả tình nguyện viên đều được khám, xét nghiệm kỹ lưỡng trước khi tiêm thử vắc-xin ngừa Covid-19Tất cả tình nguyện viên đều được khám, xét nghiệm kỹ lưỡng trước khi tiêm thử vắc-xin ngừa Covid-19 (Ảnh: T.H)

Kết quả, vắc-xin được đánh giá có tính an toàn, khả năng miễn dịch hiệu lực bảo vệ trên động vật. Vì vậy, IVAC trình Bộ Y tế để thử nghiệm trên người, dự kiến vào cuối tháng 1/2021, sớm hơn gần 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.

Cũng theo TS Dương Hữu Thái, IVAC bắt đầu thực hiện nghiên cứu vắc-xin Covivac từ tháng 5/2020 với mục tiêu sản xuất được vắc-xin và hoàn thành thử nghiệm lâm sàng 3 giai đoạn trong 18 tháng.

Theo kế hoạch IVAC sẽ phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (NIHE), đại học Y Hà Nội để thử nghiệm lâm sàng vắc-xin. Vắc-xin sẽ được chia ra nhiều hàm lượng liều khác nhau ứng với liều tiêm khác nhau và được thử với nhiều nhóm đối tượng, qua 3 giai đoạn. Dự kiến liều lượng tiêm cho mỗi đối tượng là 1mcg, 3mcg và mỗi đối tượng tiêm 2 mũi cách nhau 28 ngày.

Trong quá trình đó, IVAC cùng các đơn vị của Bộ Y tế sẽ theo dõi tình hình của tình nguyện viên, diễn ra thuận lợi sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Tình nguyện viên tham gia thử nghiệm giai đoạn 1 tuổi từ 18 - 59, khỏe mạnh, không mắc bệnh nền và được sàng lọc kỹ, cùng những tiêu chí đặc thù khác. Giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào tháng 4/2020. Nếu kết quả của 3 giai đoạn đều tốt, vắc-xin Covivac sẽ ra mắt thị trường vào khoảng cuối năm 2021.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

Bài 1: Hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu thiếu và yếu

(PNTĐ) - Tuổi thọ dân số tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khỏe người dân của Việt Nam. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, vui chơi giải trí,… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đang có nhiều “khoảng trống”.
Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

Hà Nội ghi nhận thêm 8 ổ dịch tay chân miệng mới

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần từ 19 – 26/4, toàn Thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).