Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5:

Tiêu hóa khỏe, đề kháng khỏe: Chìa khóa phòng tránh bệnh tật

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ thống tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô của chúng ta nằm ở đường ruột. Tiêu hóa khỏe đồng nghĩa với Đề kháng khỏe, là chìa khóa phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Từ năm 2004, vào Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 hàng năm, Tổ chức Tiêu hóa Thế giới (WGO) khởi xướng một chiến dịch y tế công cộng trên toàn thế giới, với chủ đề mỗi năm tập trung vào một bệnh và/hoặc rối loạn tiêu hóa cụ thể nhằm nâng cao nhận thức chung của công chúng về phòng ngừa, chẩn đoán, quản lý và điều trị các bệnh tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa.

Chủ đề của Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023 là: Đường ruột khỏe mạnh ngay từ điểm khởi đầu. Theo đó, nội dung truyền thông tập trung về các chức năng bình thường của đường tiêu hóa và các cách để giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, giúp phòng tránh bệnh tật.

Tiêu hóa khỏe,  đề kháng khỏe: Chìa khóa phòng tránh bệnh tật - ảnh 1 

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5, Báo Sức khỏe và Đời sống đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổ chức phát động chương trình truyền thông thường niên nhằm nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe tiêu hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng có nhận thức đúng về ý nghĩa của tiêu hóa đối với sức khỏe, các giải pháp dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường đề kháng, xây dựng thói quen tốt để chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh tự nhiên. Chương trình có sự đồng hành tài trợ bởi Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.

Ông Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống chia sẻ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hệ thống tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng để hỗ trợ chức năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, bởi 70% hệ miễn dịch biểu mô của chúng ta nằm ở đường ruột. Có thể nói Tiêu hóa khỏe đồng nghĩa với Đề kháng khỏe, là chìa khóa phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Ngoài ra, các nghiên cứu mới cũng chỉ ra mối liên hệ giữa hệ thần kinh ruột với thần kinh trung ương mang tính chất hai chiều và được gọi là trục não ruột. Theo đó não bộ tác động lên các hoạt động, chức năng của ruột; và ngược lại, hệ thần kinh ruột, với sự hỗ trợ đắc lực của hệ vi sinh đường ruột, cũng tương tác, kết nối tự động với thần kinh trung ương để không chỉ tối ưu hiệu quả quá trình tiêu hóa - miễn dịch mà còn tác động tích cực đến nhận thức - cảm xúc và hành vi. Chính vì vậy, một hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng sẽ giúp hỗ trợ tinh thần thư thái, cơ thể khỏe mạnh, hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn; do đó, chúng ta không thể không chăm sóc tốt cho hệ tiêu hóa.

Để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cũng như sức đề kháng cho cơ thể, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị sử dụng sữa chua hàng ngày, nhằm tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, từ đó nâng cao đề kháng, phòng chống bệnh tật, cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày. Đó cũng chính là lý do vì sao gần đây nhiều gia đình truyền nhau bí quyết tăng cường đề kháng với Hệ phòng thủ 1170 - “mỗi ngày 1 hũ sữa chua giúp gia cố 70% hệ miễn dịch”.

Trong khuôn khổ chương trình, tại tọa đàm “Hệ phòng thủ 1170 nâng cao đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh” với những chia sẻ từ PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, và BS. Nguyễn Vũ Linh, Trưởng Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, mang đến những thông tin hữu ích, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa của Hệ phòng thủ 1170 cũng như tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tiêu hóa.

Tiêu hóa khỏe,  đề kháng khỏe: Chìa khóa phòng tránh bệnh tật - ảnh 2
PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó viện trưởng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ những thông tin hữu ích về  tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tiêu hóa

Với việc tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 2023, chủ đề: Khỏe tiêu hóa, khỏe đề kháng, Báo Sức khỏe và Đời sống cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia mong muốn thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trước thực trạng về các vấn đề tiêu hóa, dinh dưỡng tại Việt Nam và thế giới, hiểu rõ vai trò của hệ tiêu hóa đối với sức đề kháng, sức khỏe tổng thể, và cách chăm sóc sức khỏe tiêu hóa, nâng cao sức khỏe cộng đồng, hướng tới cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh cho mọi người, mọi nhà.

PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng cho biết, chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với hệ vi khuẩn đường ruột và tăng chức năng miễn dịch. Chế độ ăn cân đối, lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch trong khi chế độ ăn nghèo nàn có thể làm giảm hệ thống miễn dịch làm dễ mắc nhiễm trùng.

Chế độ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các nhà dinh dưỡng học khuyến cáo cung cấp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cung cấp chất đạm, chất béo tốt, chất chống oxy hóa và các vitamin và chất khoáng cần thiết cho hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Tiêu hóa khỏe,  đề kháng khỏe: Chìa khóa phòng tránh bệnh tật - ảnh 3
Theo PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng, chế độ ăn cân đối, lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch, trong khi chế độ ăn nghèo nàn có thể làm giảm hệ thống miễn dịch làm dễ mắc nhiễm trùng

Dinh dưỡng ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn đường ruột và hệ miễn dịch. Chăm sóc hệ tiêu hóa nâng cao sức khỏe cần chủ động và duy trì đều đặn hằng ngày bằng chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, đa dạng thực phẩm, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là bột đường, đạm, béo, vitamin - khoáng chất. Khi đó chế độ ăn sẽ cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như các acid amin cần thiết, acid béo không no omega 3, các loại vitamin A, D, E, C và các chất khoáng như sắt, kẽm, đồng selen…. đó là nguyên liệu cũng như góp phần quan trọng trong đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Vitamin A giúp bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, vitamin D có vai trò trong điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân nhiễm trùng

Trong các thực phẩm lành mạnh hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, sử dụng sữa chua hàng ngày không chỉ cung cấp các nguồn dinh dưỡng như đạm, đường, canxi, phốt pho, vitamin, chất khoáng… dễ hấp thu mà còn được lên men với lượng lớn men vi sinh giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, từ đó nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa và đề kháng miễn dịch cho cơ thể. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.