Trầm cảm ở người cao tuổi

BSCK II. Nguyễn Thị Phương Loan Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi (NCT). Bệnh có những đặc điểm lâm sàng và cơ chế chuyên biệt. Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi cần phối hợp hóa dược, các liệu pháp tâm lý và điều biến não mang lại hiệu quả cao hơn.

Đặc điểm trầm cảm ở người cao tuổi

NCT thường có các đợt trầm cảm tái diễn của bệnh lý cảm xúc khởi phát từ trước (trầm cảm khởi phát sớm). Trong số người bệnh cao tuổi gặp trầm cảm, gần một nửa là trầm cảm khởi phát muộn (sau tuổi 65).

Theo các nghiên cứu dịch tễ trên thế giới, tỷ lệ trầm cảm ở NCT chiếm khoảng 1-4% ở cộng đồng; 5-10% ở cơ sở chăm sóc ban đầu; 10-12% ở người bệnh điều trị nội trú hoặc các cơ sở chăm sóc chuyên biệt. Tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới, tuy nhiên sự khác biệt này thu hẹp dần ở các độ tuổi cao hơn.

Yếu tố nguy cơ trầm cảm ở NCT gồm: Yếu tố sinh học (Nữ hơn nam, tiền sử trầm cảm trước đây, bệnh lý thực thể kèm theo, đau mạn tính, rối loạn giấc ngủ); yếu tố tâm lý xã hội (cô lập xã hội, độc thân, ly hôn, tang tóc, tình trạng kinh tế - xã hội thấp, thiếu sự chăm sóc).

Trầm cảm ở người cao tuổi - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trầm cảm và các bệnh lý đồng diễn

Trầm cảm ở NCT có liên quan đến hàng loạt các bệnh lý về cơ thể (rối loạn chuyển hóa, ung thư, bệnh lý mạch máu, bệnh lý tự miễn) và bệnh lý tâm thần (suy giảm nhận thức, rối loạn vận động).

Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, chẳng hạn: Lão hóa sớm, thay đổi tiền viêm trong não, béo phì, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, ung thư, suy giảm nhận thức.

Một số bệnh lý có thể làm nặng lên trầm cảm như: Bệnh lý mạch não, bệnh lý mạch vành, bệnh lý hạch nền (Bệnh Parkinson, Huntington), sa sút trí tuệ (Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu), ung thư (tuyến tụy, U lympho), bệnh lý tự miễn, bệnh lý nội tiết.

Sự liên quan của trầm cảm và các bệnh lý ở NCT là mối quan hệ 2 chiều. Theo đó, trầm cảm làm nặng tình trạng bệnh cơ thể thông qua hành vi chăm sóc sức khỏe (chế độ ăn không lành mạnh, hút thuốc lá, ít vận động, không tuân thủ điều trị); tác dụng phụ của thuốc, hoặc gây rối loạn nội tiết. Còn các bệnh lý cơ thể làm nặng tình trạng trầm cảm là bởi, khi sức khỏe suy giảm, người bệnh mất khả năng hoạt động, đau mạn tính; chưa kể tác động của các tổn thương não, thoái hóa thần kinh, viêm…

Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm người cao tuổi

2 triệu chứng then chốt để phân biệt trầm cảm NCT phải kể đến là việc quan tâm quá mức về sức khoẻ thể chất, và những biểu hiện của buồn chán không nổi trội.

Ngoài ra, còn có các biểu hiện riêng của trầm cảm NCT: Bận tâm về các triệu chứng cơ thể gần đây. Đột ngột xuất hiện các triệu chứng lo âu hoặc ám ảnh. Cố ý tự gây hại vì những vấn đề cơ thể nhỏ nhặt. Rối loạn nhận thức nổi trội (giả sa sút trí tuệ). Rối loạn hành vi “không giống tính cách” gần đây.

Bởi vậy, khi khám, bác sĩ sẽ có chẩn đoán nhằm phân biệt trầm cảm với các bệnh khác ở NCT như: Sa sút trí tuệ, sảng, rối loạn lo âu, bệnh lý tuyến giáp, ung thư, thiếu máu, tác dụng không mong muốn của thuốc.

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi

Nhằm giải quyết các triệu chứng và dấu hiệu trầm cảm… tùy từng trường hợp mà bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị gồm: Hóa dược, điều trị tâm lý, điều biến não. Tuy nhiên, kiểm nghiệm thực tiễn cho thấy, việc phối hợp hóa dược và điều trị tâm lý đem lại hiệu quả lớn hơn điều trị đơn độc. Bệnh nhân nên được đánh giá hàng tháng trong 6 – 12 tháng sau khi thuyên giảm; sau đó 3 tháng/lần sau 1 năm thuyên giảm.

Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh trầm cảm ở NCT. Nếu có người thân mắc bệnh, người nhà nên ở bên thường xuyên, chăm sóc và động viên người bệnh, không để họ có cảm giác bị bỏ rơi hay cô đơn. Người thân hoặc người chăm sóc cần thường xuyên trò chuyện, tâm sự với người bệnh để giải tỏa tâm lý, tránh tạo thêm áp lực cho người bệnh.

Việc chăm sóc người bị trầm cảm có thể gây mệt mỏi, người nhà cần kiên trì và hết sức nhẹ nhàng. Cho người bệnh ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe. Chú ý cho người bệnh uống thuốc đúng liều và đề phòng các tác dụng không mong muốn của thuốc.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

500 doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững

500 doanh nghiệp thực phẩm nỗ lực phát triển thực phẩm bền vững

(PNTĐ) -Vừa qua, mạng lưới phát triển thực phẩm Việt Nam phối hợp Hiệp hội thực phẩm minh bạch TP.HCM (AFT), Mạng lưới ngân hàng thực phẩm toàn cầu (GFN) tổ chức chương trình Diễn đàn thực phẩm bền vững, lễ tôn vinh các sáng kiến và nỗ lực vì sự phát triển thực phẩm bền vững với chủ đề 'From Food Hero to Net Zero' (Từ anh hùng thực phẩm đến phát thải ròng bằng 0).
Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

Cục Dân số phát động Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số

(PNTĐ) - Theo Cục Dân số, Cuộc thi sáng tác logo ngành Dân số nhằm chọn 1 logo ngành Dân số phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, thể hiện nét đặc trưng, tính khái quát cao về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số đối với mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đối với phát triển bền vững của đất nước.
Hà Nội: Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch, bệnh

Hà Nội: Tiếp tục chủ động phòng, chống dịch, bệnh

(PNTĐ) - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là với bệnh sởi. Hiện, đội ngũ y bác sĩ và các đơn vị đang tích cực, đây mạnh triển khai các biên pháp phòng, chống dịch bệnh.
Gần 3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024

Gần 3.000 vận động viên tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024

(PNTĐ) - Trong 2 ngày từ 4-5/10, gần 3.000 vận động viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tới từ 78 đơn vị trong ngành Y tế Hà Nội sôi nổi tham gia Hội khỏe ngành Y tế Hà Nội năm 2024. Đây là hoạt động thiết thực do Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức, nhằm hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).