Trẻ có thể mắc bệnh nếu ăn nhiều mứt, bánh kẹo không đúng cách

P.LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Dịp Tết, gia đình nào cũng nhiều bánh kẹo, các loại mứt ngọt... Đây là thực phẩm, là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều bạn nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh cần lưu ý nhiều vấn đề sau.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bánh kẹo, mứt thường quá ngọt, không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, người già, trẻ em và phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Ăn nhiều mứt, bánh kẹo dễ sinh đầy bụng và làm giảm mất cảm giác đói, do đó làm hạn chế cảm giác thèm ăn trong các bữa chính. 

 Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt ở trẻ em làm gia tăng nguy cơ về thừa cân béo phì (do lượng đường hấp thu vào nhiều hơn nhu cầu sẽ chuyển thành chất béo dự trữ tại mô mỡ), sâu xa hơn là mắc các bệnh mãn tính không lây, nhất là ở những trẻ hiện đã thừa cân béo phì. Đặc biệt, với trẻ còn nhỏ thì các loại bánh, mứt, kẹo dạng hạt cứng, dạng thạch không phù hợp cho trẻ sử dụng còn có thể là các mối nguy gây ra sặc, hóc, tắc đường thở.

Trẻ có thể mắc bệnh nếu ăn nhiều mứt, bánh kẹo không đúng cách - ảnh 1
Ảnh minh họa

Do đó, BS Nguyễn Thị Kim Anh, Chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec khuyến nghị các bố mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ 3 bữa chính, đủ chất, ăn uống đúng giờ. Không nên cho trẻ ăn bánh, mứt, kẹo trước các bữa ăn, không ăn quá khuya trước khi đi ngủ. Vệ sinh răng miệng để phòng nguy cơ sâu răng cho trẻ cũng là điều bố mẹ cần lưu ý.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần biết lượng đường nạp vào cơ thể trẻ tăng trong ngày Tết không chỉ qua đường ăn các loại bánh mứt kẹo mà còn qua cả đường uống như các loại nước ngọt, đặc biệt là nước ngọt có ga.

Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của con trước tác hại của việc sử dụng quá nhiều bánh kẹo, mứt ngọt trong dịp Tết?

PGS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo tốt nhất cha mẹ nên cho con ăn giảm bớt lượng bánh kẹo, mứt. Có thể sử dụng và thay thế bằng cách ăn các loại trái cây tươi trong những ngày Tết như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo,…có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, các loại hạt ngũ cốc hoặc hạt bí, óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều, đậu hà lan,... cũng là một sự lựa chọn tốt. 

Mỗi gia đình cũng có thể tự chế biến bánh mứt cổ truyền cho ngày Tết. Trong khi chế biến, bạn nên hạn chế lượng đường hoặc có thể thay thế bằng đường ăn kiêng. Việc này vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm vừa giữ được hương vị ngày Tết. Các mẹ cũng nên chọn mứt, bánh kẹo được chế biến bởi các công ty lớn, có thương hiệu, có nhãn mác đầy đủ, có ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

Hành trình gian nan tìm con của cặp đôi vợ Việt - chồng “Tây“

(PNTĐ) - Trong bốn năm, chị Xuân (36 tuổi) thực hiện 9 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm nhưng đều thất bại, đến chu kỳ thứ 10, chị đã được trọn vẹn ước mơ có con. “Được da kề da với con, nhìn con mỉm cười, mọi đau khổ nhiều năm qua đều trở nên nhỏ bé”, chị Xuân xúc động nói khi ôm con gái chào đời khỏe mạnh trong lòng. Nhưng để có được “kỳ tích” ấy, vợ chồng chị Xuân đã trải qua hành trình “tìm con” vô cùng gian nan và đầy kiên trì, nghị lực.
5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).