Trời rét, coi chừng chứng liệt thần kinh

Chia sẻ

PNTĐ-Một trong số các bệnh mùa đông gia tăng trong tuần qua là bệnh méo mồm, liệt mặt - những dấu hiệu điển hình do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây ra.

Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương, số bệnh nhân liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đến thăm khám mỗi ngày đều trên dưới con số 30. Các bệnh nhân đủ lứa tuổi, trẻ em cũng có, người cao tuổi cũng đông.  Đa phần các bệnh nhân sau khi đi ngoài đường lạnh về hoặc sáng thức giấc... phát hiện một bên mặt xệ xuống và hơi cứng khác thường, miệng méo… nặng hơn có thể là liệt nửa người.
 
Ths.BS Nguyễn Ngọc Cảnh - Trưởng khoa Cấp cứu, bệnh viện Châm cứu Trung ương cho biết: đây là một bệnh lành tính, có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và đưa đến viện kịp thời. Tuy nhiên, trên thực tế, khi xuất hiện những dấu hiệu của tình trạng liệt dây thần kinh số 7, nhiều người hay cho là bị trúng gió, đau cơ nên chủ quan, không đi thăm khám kịp thời, cứ đợi sau vài ngày nếu không đỡ mới đến bệnh viện. BS Cảnh cảnh báo, tình trạng này nguy hiểm bởi liệt dây thần kinh số 7 chữa đúng phương pháp và điều trị sớm sẽ dễ chữa, nhanh khỏi nhưng chữa muộn, sai cách, các dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây mất thẩm mỹ cả đời do liệt mặt, méo miệng vĩnh viễn hay để lại biến chứng loét giác mạc nguy hiểm…
 
Điều trị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, các bác sỹ kết hợp đông tây y: kháng sinh để chống viêm và phù nề; điện châm, thuỷ châm vào huyệt đạo, cấy chỉ cagut vào huyệt, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại nhằm làm ôn ấm các huyệt ở mặt. Cùng với đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn tự tập một số động tác cho cơ mặt như tập há mồm, nhai kẹo cao su, giữ ấm cơ thể. Người bệnh không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như dán đuôi lươn, chân ngóe lên mặt hay chỉ dẫn của một số thầy lang thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Đã có không ít bệnh nhân phải nhập viện điều trị, “chữa cháy” do những tác hại của việc chữa bệnh theo lang băm.
 
Dự báo mùa đông năm nay nền nhiệt lạnh hơn so với mọi năm, các đợt rét đậm, rét hại có thể xuất hiện vào tháng 1 năm 2018. Điều kiện thời tiết có thể khiến căn bệnh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên tiếp tục gia tăng. Để phòng tránh, các gia đình, nhất là người cao tuổi và trẻ em thay đổi thói quen và giờ giấc sinh hoạt. Thời tiết sáng sớm ở Hà Nội thường lạnh buốt, thậm chí có sương mù, người cao tuổi không nên tập thể dục sớm (5-6h sáng), không ra lạnh đột ngột, trước khi ra ngoài cần làm ấm mặt bằng cách cần xoa bóp ngũ quan ở mặt. Hạn chế gió hút qua các khe cửa bằng cách kéo rèm, chặn kín các khe cửa nhỏ; không tắm muộn, mặc đủ ấm.
 
Phương Thu

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.