Vì sao không nên sinh mổ?

Chia sẻ

Trừ những trường hợp được bác sĩ chỉ định, nhiều sản phụ thích sinh mổ trong khi có thể sinh thường, với lý do ít đau lại chọn được “giờ tốt” cho bé ra đời.

 
Nhưng cũng nên biết rằng, sinh mổ có thể đem đến nhiều bất ổn cho mẹ và bé.

Sức khỏe trẻ yếu. Đây là biến chứng đầu tiên cần phải lưu ý. Thông thường thì đến đủ tháng đủ ngày, bé phát triển đầy đủ sẽ tự “tìm đường” ra. Nhưng nếu chủ động “lôi” bé ra trước thời điểm này, hệ sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Các ảnh hưởng bao gồm: thiếu hụt hệ miễn dịch, sức khỏe đường hô hấp chưa được đảm bảo, hệ thần kinh phải chống chọi với môi trường sớm hơn. Do đó, có thể gây ra hiện tượng suy yếu về thể lực cho một tương lai lẽ ra đã khỏe mạnh hơn nếu sinh thường.
 
Vì sao không nên sinh mổ? - ảnh 1
Quá trình sinh nở tự nhiên sẽ an toàn hơn cho mẹ và bé
Ảnh: Shutterstock
 
Nhiễm độc thuốc. Sinh mổ phải cần tới gây mê. Đó là các thuốc được sử dụng trong lâm sàng nhằm gây mê và giúp giảm đau cho sản phụ. Thao tác trong sinh mổ rất nhanh. Nhưng dù có vậy, thuốc vẫn kịp vào mẹ và vào con. Người ta thấy rằng, thuốc gây mê có thể gây ra khó khăn cho sự hô hấp của trẻ. Trẻ bị nhiễm thuốc mê của mẹ có thể ngủ luôn, mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh vì tác dụng độc của thuốc mê.

Nhiễm trùng. Giống như bất cứ cuộc mổ nào, sinh mổ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vì da bị rạch cho rách và lấy em bé ra. Chính vết rạch này sẽ tạo cửa ngõ cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập cơ thể. Một số người mẹ do khâu chăm sóc sau mổ không tốt có thể nhiễm trùng tử cung và phần phụ sau sinh.

Chảy máu. Không khác các phẫu thuật khác trên cơ thể, chảy máu cũng là một nguy cơ cần chú ý. Nếu thao tác phẫu thuật không tốt thao tác cầm máu không tốt dễ dẫn tới nguy cơ sản phụ bị bục mạch máu và chảy máu sau mổ. Tai biến này mặc dù hiếm gặp, nhờ trình độ bác sĩ ngày càng cao và phương tiện mổ ngày càng hiện đại, nhưng khi gặp phải thì rất nghiêm trọng.

Thoát vị. Khi sinh mổ, thành bụng của người mẹ bị rạch ra và yếu đi. Việc này là bình thường nếu như người mẹ khỏe mạnh. Còn với người có cơ thể nhiều mỡ, ít cơ, thì thành bụng trở nên yếu và dễ bị thoát vị. Có thể thoát vị tại vết mổ hoặc thoát vị tại các vị trí yếu của thành bụng do tác động mổ làm suy yếu thêm.

Dễ sẩy thai và sinh non về sau. Những người sinh mổ có một khó khăn nhất định cho sinh con về sau. Vì vết mổ tạo ra vết sẹo trên thành tử cung, làm người mẹ khó mang thai lần nữa, trứng khó làm tổ và kể cả khi làm tổ thì trứng dễ bị bong ra gây ra hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non.

Một số tác dụng phụ khác của sinh mổ có thể xảy ra: đau bụng, rối loạn quá trình tiết sữa, chấn thương con...
 
 Những trường hợp chỉ định sinh mổ

- Thai quá to
- Ngôi ngược
- Suy thai
- Đã sinh mổ lần trước
- Sản phụ quá yếu
- Chuyển dạ chậm và có biểu hiện khó sinh thường
- Thai già tháng
 

Theo Thanh Niên

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Nghĩa tình từ hậu phương đến nơi đầu sóng

(PNTĐ) - Tháng Bảy, khi miền Bắc vẫn ngập trong cái nắng gay gắt, đoàn công tác gồm 35 cán bộ y tế của BV Phụ sản Hà Nội, do TS. BSCKII Mai Trọng Hưng - Giám đốc Bệnh viện làm trưởng đoàn đã lặng lẽ lên đường từ Thủ đô, mang theo trang thiết bị y tế hiện đại, tay nghề chuyên môn cao và cả tấm lòng của hậu phương. Điểm đến lần này là Vùng 4 Hải quân - khu đô thị Căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.
Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

Bệnh viện Hữu Nghị khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 300 đối tượng chính sách tại Lào Cai

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), ngày 19/7/2025, Bệnh viện Hữu Nghị phối hợp với Trung tâm Truyền hình Nhân đạo – Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công tại phường Nghĩa Lộ, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

Hà Nội yêu cầu ngành y tế sẵn sàng ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn bệnh viện và người bệnh

(PNTĐ) - Ngày 21/7, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành văn bản hỏa tốc số 338/SYT-NVY gửi giám đốc các đơn vị y tế, bệnh viện, trung tâm y tế và trạm y tế phường, xã trên địa bàn thành phố, yêu cầu khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 3 (tên quốc tế là Wipha).
Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

Sốt xuất huyết tăng mạnh, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc xin để phòng biến chứng nặng

(PNTĐ) - Cả nước đang bước vào mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết với tốc độ lây lan nhanh, số ca mắc và ca nặng nhập viện tăng mạnh. Đáng lo ngại, chủng virus DEN-2 đang chiếm ưu thế. Loại virus này thường liên quan đến các đợt bùng phát lớn, có khả năng gây biến chứng nặng, thậm chí tử vong. Trong bối cảnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa chủ động và hiệu quả nhất hiện nay.