Việt Nam triển khai quy trình tiêm chủng ở cấp độ an toàn cao nhất

Chia sẻ

Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, quy trình tiêm chủng tại Việt Nam được triển khai ở cấp độ an toàn cao nhất và có sự khác biệt so với các nước khác trên thế giới, kể cả ở các nước tiên tiến.

16% phản ứng thông thường sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19

Trong khi nhiều nước tổ chức tiêm dạo, tiêm tại cộng đồng (xách phích đi tiêm đến từng nhà), tiêm tại các điểm lưu động (người dân đi xe qua, dừng tiêm rồi đi tiếp), tiêm ngay trong nhà thuốc hoặc siêu thị… thì tại Việt Nam, tất cả đều thực hiện ở cơ sở tiêm chủng.

Các cơ sở tiêm chủng này phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế; người đi tiêm vắc-xin phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khoẻ.

Người tiêm được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm; các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm. Đồng thời diện đối tượng chống chỉ định tiêm chủng ở Việt Nam cũng mở rộng hơn so với các nước.

Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong số rất ít nước có được hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia quản lý đến từng người được tiêm. Dữ liệu từ hệ thống giúp đảm bảo cho công tác an toàn tiêm chủng.

Thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 16% trường hợp gặp phản ứng thông thường sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 như đau tại chỗ, sốt nhẹ… và hết sau 24h. Tỷ lệ này thấp so với các nước trên thế giới. Cho đến nay việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 ở nước ta được triển khai an toàn.

“Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng phải đặt lên hàng đầu, tiêm đến đâu chắc chắn đến đó. Chính vì thế, Bộ Y tế đã thành lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt là điều trị để sẵn sàng hỗ trợ các địa phương xử lý mọi tình huống xảy ra trong tiêm chủng”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Ảnh: Tuấn DũngBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tiêm vắc-xin ngừa Covid-19. Ảnh: Tuấn Dũng

Phản ứng sau tiêm có thể xảy ra ở mọi loại vắc-xin

Vắc-xin Covid-19 cũng như các vắc-xin khác trong quá trình triển khai, có thể có phản ứng sau tiêm ở nhiều mức độ. Thường thấy là hiện tượng sốt nhẹ (≥ 380C), đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt, ớn lạnh. Ngoài ra, từ 1- dưới 10% sưng và đỏ tại vị trí tiêm. Một số khác có thể có tai biến nặng, phản ứng phản vệ.

Trước lo ngại của người dân về phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19, TS.BS. Phạm Quang Thái, chuyên gia về tiêm chủng - Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc cho hay: Bất cứ vắc-xin nào, không nói riêng vắc-xin phòng Covid-19 đều có những tỉ lệ phản ứng bất lợi.

Điều này cũng đúng cho các loại thuốc, dược phẩm và thậm chí là thực phẩm. Tuy nhiên, những phản ứng bất lợi này ở tỉ lệ rất thấp và nếu được theo dõi, xử lý kịp thời là sẽ ổn. Không nên vì quá lo ngại mà bỏ qua một vũ khí lợi hại bảo vệ chúng ta trước bệnh Covid-19.

“Cần hiểu rõ điều này, virus sở dĩ biến đổi liên tục và ngày càng dễ lây chính bởi nó vẫn lưu hành liên tục và có cơ hội để tiến hóa. Chỉ khi nào cắt hoàn toàn chuỗi lây truyền thì mới có thể chặn đà biến đổi của virus và để chặn được thì các biện pháp dự phòng cá nhân như 5K của Bộ Y tế kết hợp được với vắc-xin mới có thể đáp ứng tốt công tác phòng chống dịch” – TS.BS Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Đến ngày 9/5, Việt Nam đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đợt 1 và 2 tại 36 tỉnh/ thành phố cho 851.513/ 917.600 liều vắc-xin phân bổ, đạt tỷ lệ 93%. Đối tượng được tiêm chủng là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như: Lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.
7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

7 nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài

(PNTĐ) - Mất ngủ không đơn thuần là thiếu ngủ. Đó là tình trạng không hài lòng về số lượng hoặc chất lượng giấc ngủ, kéo dài ít nhất 3 đêm/tuần trong ít nhất 3 tháng, dù có đủ cơ hội để ngủ, gây ra đau khổ hoặc suy giảm đáng kể trong các hoạt động xã hội, nghề nghiệp, giáo dục, học tập, hành vi hoặc các lĩnh vực quan trọng khác.
Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

Hà Nội: Số ca mắc sởi tăng nhanh, báo động dịch bệnh mùa hè diễn biến phức tạp

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần từ ngày 20/6 đến 27/6, tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Đáng chú ý, dịch sởi ghi nhận mức tăng kỷ lục so với cùng kỳ năm trước, đặt ra thách thức lớn cho công tác phòng chống dịch trong mùa hè.
Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long triển khai bệnh án điện tử, bước đi quan trọng trong số hóa Y tế

(PNTĐ) - Trong bối cảnh ngành y tế Thủ đô đang mạnh mẽ đẩy nhanh tiến trình số hóa và chuyển đổi số, hướng tới mô hình y tế thông minh, Bệnh viện Nam Thăng Long đã đánh dấu một bước tiến quan trọng khi chính thức triển khai bệnh án điện tử (EMR). Đây là bệnh viện công lập thứ 17 của Hà Nội thực hiện chuyển đổi này, khẳng định nỗ lực không ngừng của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong việc hiện đại hóa dịch vụ khám chữa bệnh.
Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

Chống thực phẩm chức năng kém chất lượng: Cần sự vào cuộc từ cả nhà nước và doanh nghiệp

(PNTĐ) - Trước thực trạng thực phẩm chức năng kém chất lượng, giả mạo và không rõ nguồn gốc vẫn len lỏi trên thị trường, việc kiểm soát chất lượng từ khâu đầu vào đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Không chỉ các cơ quan quản lý, nhiều doanh nghiệp bán lẻ dược phẩm cũng bắt đầu chủ động phối hợp với đơn vị kiểm nghiệm tuyến cao để minh bạch hóa chuỗi cung ứng, nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.