Lạc nội mạc tử cung:

Điều trị nội khoa hay phẫu thuật?

TS.BS Lê Thị Anh Đào Trưởng Khoa Phụ ngoại A5, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Chia sẻ

(PNTĐ) -Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung của phụ nữ và một số vị trí ở trong vùng chậu, thậm chí ở phổi, não hoặc các bộ phận khác trên cơ thể. Hội chứng này thường xuất hiện những phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản cao, tức là từ 30 đến 40 tuổi.

Điều trị nội khoa hay phẫu thuật? - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Tuy lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản của phụ nữ. Nếu như nang nội mạc tử cung xuất hiện ở buồng trứng sẽ làm cho số lượng và chất lượng của nang noãn ở buồng trứng bị giảm đi, dẫn tới việc phóng noãn bị ảnh hưởng. Đồng thời, nếu nội mạc tử cung lạc chỗ ở vòi trứng và ống dẫn trứng thì có thể làm tắc ống dẫn trứng và vòi tử cung, khiến người phụ nữ khó thụ thai.

Về việc điều trị lạc nội mạc tử cung, hiện nay, tất cả các Hiệp hội Sản phụ khoa trên thế giới đều khuyến cáo phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu là nội khoa. Các thuốc thường được các bác sĩ sử dụng đó là những thuốc nội tiết như thuốc tránh thai đường uống chỉ có progestin hoặc que cấy tránh thai hay vòng tránh thai nội tiết có thành phần progestin. Các biện pháp này vừa giúp giảm đau bụng kinh, hạn chế sự phát triển và tổn thương do lạc nội mạc tử cung vừa giúp chị em tránh thai. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc như thế nào, với liều lượng bao nhiêu cũng là bài toán khó và tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Do đó, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và được theo dõi lâu dài để điều trị sao cho hiệu quả nhất và tránh được các tác dụng phụ của thuốc.

Trong điều trị lạc nội mạc tử cung, biện pháp phẫu thuật chỉ được chỉ định trong một số trường hợp. Tùy từng loại phẫu thuật song nếu như sau khi mổ, bệnh nhân không được dùng các thuốc điều trị thích hợp thì tỉ lệ tái phát có thể lên đến 40-50%. 

Khi đang dùng thuốc nội tiết mà muốn sinh con thì người phụ nữ có thể ngừng thuốc và hoàn toàn có thể mang thai trong kỳ kinh tiếp theo. Nếu không có thai tự nhiên, những trường hợp bị lạc nội mạc tử cung ở mức độ nhẹ sẽ được can thiệp bằng phương pháp nội soi để tăng khả năng thụ thai. Với trường hợp lạc nội mạc tử cung ở mức độ nặng kèm thêm các yếu tố gây vô sinh hiếm muộn khác như phụ nữ trên 35 tuổi, dự trữ buồng trứng giảm thì có thể áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm để giúp chị em có cơ hội làm mẹ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".
Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội thảo phổ biến cam kết tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 đã được Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.