Dược sĩ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, làm sao để khởi nghiệp?

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một số khảo sát cho thấy, 93% dược sĩ sau khi tốt nghiệp có mong muốn khởi nghiệp, mở được nhà thuốc riêng cho mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường dược sôi động, nhiều cơ hội và cũng lắm thách thức như hiện nay, nếu chỉ có chuyên môn dược hay tài chính tốt… chưa chắc đã khởi nghiệp thành công với nghề dược.

 Sinh viên mới ra trường chỉ có kiến thức là chưa đủ

Chia sẻ bên lề tại lễ ra mắt chương trình đào tạo online miễn phí “Dẫn dắt dược sĩ đến thành công” do Dr Tận Tâm (thương hiệu thuộc công ty CP Tập đoàn Y học 4Clover) tổ chức ngày 8/7 vừa qua, ông Vũ Thế Anh - CEO công ty CP Tập đoàn Y học 4Clover nhận định: “Chúng ta đang thiếu một đội ngũ nhân lực ngành dược chất lượng cao. Có một thực trạng là hiện nay các dược sĩ tốt nghiệp khoa Dược tại trường trung cấp, cao đẳng hay đại học cũng đều như nhau, đó là ra trường không làm nghề được luôn mà phải học việc 6-9 tháng. Bởi trong trường chỉ học lý thuyết rằng hoạt chất này chữa bệnh nọ nhưng ko hề biết tên các loại thuốc có thành phần chứa hoạt chất đó, thuốc của hãng nào, sử dụng ra sao theo công bố từ nhà sản xuất… nên khi ra thực tế chỉ biết hoạt chất, khó để kê đơn”.

Dược sĩ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, làm sao để khởi nghiệp? - ảnh 1
CEO Vũ Thế Anh trao đổi tại tọa đàm "Dẫn dắt dược sĩ đến thành công"

Như vậy, sinh viên dược sau khi tốt nghiệp dù được đào tạo kiến thức chuyên môn nhưng mức đáp ứng cho thị trường ở thời điểm hiện tại đang có nhiều biến động và còn thiếu. Thiếu ở đây là thiếu tính thực tế tại nhà thuốc. Với một môi trường nhà thuốc đông khách hàng, nhiều bệnh lý khác nhau, dược sĩ không chỉ cần kiến thức chuyên môn mà còn cần kỹ năng mềm trong giao tiếp, xử lý khiếu nại, bán hàng… hay tiếp xúc công nghệ trong quản lý nhà thuốc.

Ông Vũ Thế Anh phân tích thêm: Thông thường để tự mở nhà thuốc, dược sĩ phải mất 3-4 năm để có đủ độ chín về kinh nghiệm, kiến thức và tài chính. Nhiều người có kiến thức, học giỏi nhưng không nắm bắt được xu thế thì có thể bị lỗ, nhất là trong bối cảnh thị trường cạnh tranh với những chuỗi lớn. Còn tài chính cũng rất quan trọng vì sẽ có nhiều mức quy mô. Với mức thu nhập khi đi làm thuê từ 5-7 triệu/tháng, để có thể mở một nhà thuốc ở thành phố lớn vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, các bạn có thể có kinh nghiệm về kê đơn, tư vấn, chuyên môn giỏi nhưng việc vận hành 1 nhà thuốc với 4-5 dược sĩ, quản lý và phát triển nó có doanh thu thì không dễ dàng, cần thêm nhiều kiến thức về quản lý, quản trị kinh doanh.

Một vấn đề khác là nhiều bạn mở nhà thuốc nhưng chưa nắm rõ quy trình, quy định vận hành cũng như chính sách, thanh tra kiểm tra, hóa đơn, bảo quản, nhiệt độ… mà một nhà thuốc cần tuân thủ, chỉ nghĩ đơn giản mở nhà thuốc là để bán hàng, thu lợi nhuận. Vì thế có những quy định đơn giản như độ ẩm, nhiệt độ trong quầy bao nhiêu… một số dược sĩ cũng chưa tường tận. Hay như liên quan tới các chính sách mới, chẳng hạn tháng 3/2022, Bộ Y tế có quy định khi các nhà thuốc bán khẩu trang thì phải làm công bố bán vật tư y tế nhóm B. Tuy nhiên đã có nhiều nhà thuốc bị thanh tra xử phạt, thậm chí gỡ biển vì chưa cập nhật, dẫn tới sai phạm.

Để thành công, “statup” ngành dược cần có sự dẫn dắt

Có thể thấy, để khởi nghiệp thành công là việc không hề dễ dàng với các dược sĩ, dù rằng trong bối cảnh hiện nay thị trường dược đang bùng nổ và rất sôi động.

Dược sĩ mới ra trường chưa có kinh nghiệm, làm sao để khởi nghiệp? - ảnh 2
Ngoài chuyên môn, tài chính, một dược sĩ muốn khởi nghiệp thành công buộc phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng mềm khác

Bà Vương Kim Anh - nhà sáng lập, Giám đốc điều hành Học viện đào tạo thực hành bán thuốc PMP cho biết: Bối cảnh dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa, môi trường sống ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát… khiến người dân gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, thay đổi hành vi mua thuốc. Thống kê cho thấy, chỉ tiêu cho thuốc, thực phẩm chức năng của người dân Việt Nam tăng mạnh trong những năm qua. Việt Nam cũng là top 17 nước có mức tăng trưởng ngành Dược phẩm cao nhất thế giới với tỷ lệ 14%/năm. Sự bùng nổ và sôi động của thị trường ngành dược đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với các dược sĩ.

Đó là cơ hội được cải thiện thu nhập, được học hỏi và phát triển bản thân, tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi nhờ mạng xã hội, cơ hội để khởi nghiệp trong ngành dược… Nhưng một thị trường sôi động cũng sẽ luôn đào thải những thứ không phù hợp: Chuyên môn kém, không có kiến thức chuyên sâu; kỹ năng giao tiếp hạn chế; yếu kém trong sử dụng công nghệ thông tin, phần mềm, không có khả năng phát triển trong tổ chức; không nắm bắt xu hướng tiếp cận khách hàng và bán hàng kiểu mới.

Đáng nói, để đối diện với thách thức, hầu như hiện nay các dược sĩ phải tự mày mò, tìm tòi và trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trên thị trường cũng có một số nơi tổ chức khóa đào tạo nhưng chưa thực sự bài bản, toàn diện, chưa thực sự hướng tới mục tiêu giúp các dược sĩ mở được nhà thuốc của riêng mình và vận hành nó hiệu quả.

“Nhiều bạn sinh viên mới ra trường đi làm hay tâm sự với tôi rằng, các bạn ấy rất muốn học kỹ năng, kiến thức thêm nhưng cả ngày làm việc từ sáng tới tối ở nhà thuốc, gần như không có thời gian rảnh. Và tôi cũng khuyên các bạn xác định tinh thần tự học là quan trọng nhất. Các bạn có nhiều nguồn như youtube, mua sách, học trên các hội nhóm, khóa học đào tạo offline…

Sắp tới, các dược sĩ hiện đang đi làm thuê còn có một kênh học đơn giản, hoàn toàn miễn phí nhưng toàn diện trên công nghệ E-learning là chương trình “Dẫn dắt dược sĩ đến thành công”. Cụ thể, các dược sĩ sẽ được hướng dẫn bài bản qua video, tương tác với chuyên gia và thực hành từng ngày, cá nhân hóa việc chăm sóc khách hàng với mục tiêu cuối cùng là bệnh nhân khỏi bệnh. Từ đó, nâng cao uy tín, chất lượng của cửa hàng thuốc, giúp đạt hiệu quả cả về kinh tế lẫn mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân. Một điểm có lợi cho các dược sĩ là không chỉ được trang bị kiến thức, nếu kết quả học tập tốt, các dược sĩ còn được tặng học bổng và được lựa chọn đầu tư sau khi kết thúc khóa học. Đây là điều không phải chương trình nào cũng có được. Các bạn dược sĩ hoàn toàn có khả năng tự mở được nhà thuốc chỉ sau 6 tháng” - CEO Vũ Thế Anh gợi mở.

Tin cùng chuyên mục

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

Sữa giả hoành hành: Lộ bất cập trong công bố sản phẩm thực phẩm

(PNTĐ) - Vừa qua, vụ sản xuất và buôn bán sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận đã gây chấn động dư luận. Vụ việc này làm dấy lên nhiều câu hỏi về hiệu quả của chính sách "tự công bố sản phẩm" và những lỗ hổng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới hệ thống y tế thông minh, hiện đại

(PNTĐ) - Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi hoạt động, từ quản trị bệnh viện đến quản lý hồ sơ bệnh án, từng bước xây dựng một hệ thống y tế thông minh, hiện đại và chuyên nghiệp.
Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

Bệnh viện Ba Vì nâng tầm chuyên môn Nội khoa

(PNTĐ) - Ngày 9/4, Bệnh viện Đa khoa Ba Vì phối hợp với Hội Nội khoa thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học chuyên ngành Nội khoa với chủ đề: “Bệnh viêm loét dạ dày và viêm gan do vi rút”. Sự kiện là bước đi quan trọng nhằm tăng cường trao đổi chuyên môn, cập nhật kiến thức y học hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

Điều trị thành công bệnh nhân cao tuổi tắc động mạch phổi cấp biến chứng sốc

(PNTĐ) - Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị, vừa điều trị thành công một bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp có biến chứng suy hô hấp và rối loạn huyết động (sốc). Nhờ áp dụng kỹ thuật tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, bệnh nhân đã được tái thông mạch phổi kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm.