Lập đường dây nóng, “siết” an ninh bệnh viện

Chia sẻ

PNTĐ-Làm nhiệm vụ cứu người nhưng nhiều y bác sĩ lại bị chính bệnh nhân và người nhà hành hung trọng thương, thậm chí nguy hại tới tính mạng.

 
Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, đã xảy ra 4 vụ bạo hành nhân viên y tế với tính chất nghiêm trọng. 
 
Thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế cho thấy, trong năm 2017-2918, số vụ việc gây rối, bạo hành tại bệnh viện xảy ra cao hơn so với các năm trước đây. Chỉ riêng năm 2017 xảy ra 13 vụ, nhiều hơn so với tổng số 12 vụ xảy ra trong cả 3 năm: 2014 -  2016 và so với tổng số 10 vụ trong cả 3 năm trước đó. Các vụ việc xảy ra chủ yếu ở bệnh viện tuyến tỉnh (chiếm 60%), tuyến Trung ương (chiếm 20%). Trong đó, phần lớn đối tượng bị tấn công là bác sĩ (chiếm khoảng 70%) và điều dưỡng viên (khoảng 15%); 90% vụ bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu, chăm sóc cho bệnh nhân, 60% xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho bệnh nhân, người nhà.
 
Lập đường dây nóng, “siết” an ninh bệnh viện  - ảnh 1
Bạo hành nhân viên y tế đang là vấn đề nóng, bức xúc của ngành y

 
Thông tin thêm tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp số 03/QC-BCA-BYT giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong lĩnh vực y tế ngày 12/6, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công an thành phố (TP) Hà Nội cho biết: “Trên địa bàn Hà Nội có 112 bệnh viện. 5 năm qua, Công an TP đã chỉ đạo, xác minh, đấu tranh làm rõ 242 vụ trộm cắp tài sản, 5 vụ cố ý gây thương tích, 206 vụ gây rối trật tự công cộng, 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2 vụ làm giả con dấu, tài liệu cơ quan Nhà nước, 94 vụ cò mồi.
 
Đặc biệt, từ tháng 3/2014 đến nay đã xảy ra 14 vụ việc hành hung nhân viên y tế. Công an TP Hà Nội đã khởi tố 9 vụ án, 12 bị can, xử lý hành chính 9 vụ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đối tượng bên ngoài hành hung cán bộ, nhân viên y tế”.  
 
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý KCB: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Đạo đức xã hội xuống cấp, sự manh động của các đối tượng, cấu trúc hạ tầng an ninh bệnh viện chưa đảm bảo, khung pháp lý chưa đủ răn đe... Bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn thừa nhận tính chuyên nghiệp của người thầy thuốc, kỹ năng giao tiếp ứng xử chưa cao.
 
Tuy nhiên, bệnh viện là nơi cần sự yên tĩnh, trật tự để nhân viên y tế tập trung sức lực, trí tuệ cao độ giúp bệnh nhân qua cơn hiểm nghèo và cũng là để bệnh nhân tĩnh dưỡng. Bạo hành y tế đối với đội ngũ y bác sĩ không chỉ là sự xúc phạm, làm tổn thương danh dự, nhân phẩm, tự trọng nghề nghiệp của những người hành nghề y; mà còn gây gián đoạn quy trình KCB, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nếu bạo hành xảy ra trong trường hợp nhân viên y tế đang thực hành ca cấp cứu…
 
Do đó, nếu tình trạng bạo hành nhân viên y tế không được giải quyết, lâu dần sẽ thành vấn nạn phổ biến trong xã hội, nghề y sẽ trở thành một nghề nguy hiểm, không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao.
 
Siết chặt an ninh bệnh viện, ngăn chặn vấn nạn bạo hành cán bộ y tế và tình trạng cò mồi tại các bệnh viện, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã yêu cầu các bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất, rà soát, củng cố toàn bộ khuôn viên, tường rào, kiểm soát lối ra, lối vào, lắp đặt camera an ninh, hệ thống báo động khẩn cấp trong thời gian tới. Các bệnh viện phân công đủ nhân viên bảo vệ thường trực 24/24 giờ, xây dựng và củng cố đội an ninh phản ứng nhanh, sẵn sàng đối phó với các sự cố bất thường; Đồng thời, hướng dẫn thầy thuốc, nhân viên y tế kỹ năng nhận dạng và phòng ngừa các tình huống bạo hành có thể xảy ra và có những khuyến cáo dành cho nhân viên y tế để có thể tự vệ, tránh được những tổn thất về sức khỏe, tinh thần.
 
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an thiết lập mạng lưới đường dây nóng của lực lượng cảnh sát cơ động, cơ quan công an gần nhất cho bệnh viện và điểm nóng hay xảy ra mất an ninh trật tự bệnh viện trên địa bàn, để kịp thời hỗ trợ khẩn cấp trước các tình huống có nguy cơ mất an ninh, trật tự; bảo đảm ngăn chặn kịp thời hành vi đe dọa tấn công y bác sĩ và người dân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện trên toàn quốc. Ngoài ra, trong dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi hiện nay, Bộ cũng đã bổ sung thêm quy định về quyền và nghĩa vụ của người nhà người bệnh.
 
Cụ thể, nghiêm cấm người bệnh hoặc người nhà người bệnh đập phá tài sản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bạo hành nhân viên y tế dưới mọi hình thức, thoái thác nghĩa vụ đóng viện phí. Đây là một trong những động thái cho thấy quyết tâm của ngành y nhằm chấm dứt tình trạng bạo hành nhân viên y tế đang diễn ra hiện nay.
 
Lê Phương 

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hướng đến mục tiêu ổn định quy mô dân số trong năm 2024

Hà Nội: Hướng đến mục tiêu ổn định quy mô dân số trong năm 2024

(PNTĐ) - Mục tiêu của thành phố hướng đến trong công tác dân số năm 2024 là ổn định quy mô dân số, duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố.
Cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân có 4 quả thận trong cơ thể

Cấp cứu thành công cho nam bệnh nhân có 4 quả thận trong cơ thể

(PNTĐ) - Mới đây, một người đàn ông (35 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện cấp cứu vào Bệnh viện E trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng do nghi ngờ bị sỏi thận. Điều đặc biệt, sau khi thăm khám các bác sĩ phát hiện người bệnh có 4 quả thận trong cơ thể.
Phòng tiêm chủng vắc-xin dịch vụ CDC Hà Nội mở cửa trở lại

Phòng tiêm chủng vắc-xin dịch vụ CDC Hà Nội mở cửa trở lại

(PNTĐ) - Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội tại địa chỉ số 70 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) chính thức mở cửa trở lại vào sáng 12/3 vừa qua. Ngay trong ngày đầu mở cửa đã có nhiều người dân, gia đình đưa trẻ đi tiêm chủng tại Phòng tiêm.