Nguồn lây nhiễm Covid-19 ở bệnh viện Bạch Mai từ đâu?

Chia sẻ

Tại cuộc họp BCĐ quốc gia phòng chống dịch Covid-19 mới đây, Bộ Y tế nhận định nguồn lây nhiễm Covid-19 tại bệnh viện Bạch Mai nhiều khả năng từ bên ngoài vào.

Bệnh viện Bạch Mai thực hiện cách ly toàn bệnh viện để đẩy mạnh phòng, chống Covid-19.Bệnh viện Bạch Mai thực hiện cách ly toàn bệnh viện để đẩy mạnh phòng, chống Covid-19. (Ảnh: Thảo Hương)
Ngày 27/3, tại cuộc họp BCĐ quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định: BV Bạch Mai hiện được coi là 1 trong 4 ổ dịch lớn lây nhiễm Covid-19. Về nguồn lây tại Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế cho rằng có khả năng lây trong nhóm người nhà chăm sóc bệnh nhân, nguồn lây nhiễm từ bên ngoài vào bệnh viện.

Thông tin tại cuộc họp BCĐ phòng dịch Covid-19 của Hà Nội, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Dương Đức Hùng cũng cho biết: Phân tích đường lây nhiễm của 4 bệnh nhân 161, 162, 163 và 133 (trong đó, BN 162 là con dâu của BN 161 và BN 163 là cháu ruột BN 161) thấy rằng: BN 161 chung phòng điều trị với BN 133 tại khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai. BN 162 và 163 là người thân chăm sóc BN 161.

Ngoài ra, bệnh viện Bạch Mai cũng đã lấy mẫu bệnh phẩm của 3 bệnh nhân có mối quan hệ gia đình để xét nghiệm. Kết quả, BN 161 có xét nghiệm dương tính rất rõ ràng còn BN 162 có kết quả dương tính yếu ớt, thời gian lên dương tính chậm và lượng virus trong cơ thể rất thấp.

"Chúng tôi nghi ngờ bệnh nhân 162 có thể mới nhiễm hoặc đã nhiễm virus từ lâu và bắt đầu khỏi bệnh. Sau đó, kết quả định lượng về kháng thể cho thấy rõ thời gian nhiễm đã lâu", bác sĩ Hùng nói. Ngoài ra, BN 162 không có triệu chứng lâm sàng, trước đó không phát hiện bệnh do không được làm xét nghiệm.

"Có thể khẳng định bệnh nhân 162 đã nhiễm bệnh từ bên ngoài, sau đó vào viện tiếp xúc ca 161 từ ngày 17-22/3 và nằm cùng bệnh nhân 133 nên cả ba người lây nhiễm cho nhau. Còn bệnh nhân 86 và 87 không liên quan cụm 3 bệnh nhân này. Chưa thể khẳng định có việc lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Bạch Mai", đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho hay.

Từ thực tiễn, Bộ Y tế cho rằng tới đây, một số bệnh viện tuyến cuối, một số bệnh viện trên địa bàn thành phố lớn (Hà Nội, TP.HCM) có thể xuất hiện các ca bệnh, đòi hỏi phải thực hiện triệt để biện pháp phòng lây nhiễm và thực hiện việc xét nghiệm sàng lọc như Bệnh viện Bạch Mai.

Thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, từ ngày 28/3, Bệnh viện Bạch Mai thực hiện phong tỏa toàn bộ bệnh viện, "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bệnh viện cũng đã có công văn về việc tạm dừng tiếp nhận người bệnh, gửi tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh địa bàn miền Bắc, miền Trung, các nội dung chính bao gồm:

- Tạm dừng chuyển tuyến người bệnh đến bệnh viện Bạch Mai cho đến khi có thông báo mới.

- Trường hợp cần thiết có thể hội chẩn trực tiếp.

- Người bệnh khám lại theo hẹn của bệnh viện, đề nghị cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tiếp nhận, giải quyết theo quy định của Bộ Y tế.

- Trường hợp bất khả kháng phải chuyển tuyến người bệnh đến bệnh viện Bạch Mai, đề nghị liên hệ trước qua số điện thoại: Khoa cấp cứu (0338911911 hoặc 0869.587.707); Trực lãnh đạo bệnh viện (0969.851.616).

 Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

BV Đa khoa Hà Đông được công nhận đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

(PNTĐ) - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông chính thức được Hội đồng thẩm định công nhận đủ điều kiện thay thế hoàn toàn bệnh án giấy bằng bệnh án điện tử (EMR). Đây là một bước tiến trong quá trình chuyển đổi số, góp phần hiện đại hóa hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội.
Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

Ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại CDC Hà Nội

(PNTĐ) - Công đoàn ngành Y tế Hà Nội vừa phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội, tổ chức lễ ra mắt Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân tại đơn vị. Đây là một trong những hoạt động thiết thực nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động ngành Y tế Thủ đô.
Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

Cảnh giác những thói quen tuy nhỏ nhưng đang cướp đi giấc ngủ của bạn mỗi đêm

(PNTĐ) - Chị D - một nhân viên văn phòng 40 tuổi ở Hà Nội, từng có giấc ngủ lý tưởng, bỗng chốc rơi vào địa ngục mất ngủ triền miên. Lý do không chỉ là áp lực công việc, mà còn vì chị đã phớt lờ những dấu hiệu cảnh báo tưởng chừng đơn giản, và cho rằng "chỉ là mất ngủ chút thôi, ai mà chẳng gặp".
Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

Cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình

(PNTĐ) - Sáng ngày 9/6, tại Hà Nội, Hội thảo phổ biến cam kết tham gia chương trình Kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 đã được Cục Dân số (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức, nhằm thúc đẩy quyền của mọi người trong việc tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản một cách an toàn và theo lựa chọn cá nhân.