Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh Trưởng khoa Khám chuyên gia, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tại Việt Nam mỗi ngày có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung, 14 trường hợp mới được chẩn đoán mắc bệnh. Trước đây, người ta thường nghĩ 40 - 50 tuổi mới có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Trên thực tế, mọi phụ nữ đều có nguy cơ khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Đây là căn bệnh phổ biến thứ hai ở phụ nữ Việt độ tuổi 15 - 44.

Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? - ảnh 1
BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh khám tư vấn cho bệnh nhân Ảnh: BVCC

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là do HPV gây ra và có đến hơn 100 chủng virus HPV, nhưng có 4 chủng được “nhận diện” nguy hiểm là chủng 16 và 18 là tác nhân gây ra 70% trường hợp ung thư cổ tử cung; chủng 6 và 11 dẫn đến 90% trường hợp có mụn sinh dục. Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm HPV không chỉ qua quan hệ tình dục mà qua tiếp xúc tình dục, vật dùng, lây từ mẹ sang con.

Nhiễm HPV từ 10-15 năm sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, vấn đề không ai biết mình nhiễm HPV từ khi nào, HPV tồn tại dai dẳng, có thể thành tế bào ung thư. Vì thế, việc khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư, xét nghiệm HPV là rất quan trọng để theo dõi. Khi phát hiện HPV dương tính với tuýp nguy cơ không phải là gây ung thư ngay, mà là cơ sở để bệnh nhân được theo dõi, tiên lượng bệnh. Khi phát hiện có thể sản sinh tế bào ung thư sẽ được can thiệp sớm ngay ở giai đoạn tiền ung thư.

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung 
Thông thường, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm rất mơ hồ, hầu như không có biểu hiện. Ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân có thể biểu hiện mệt mỏi, quan hệ tình dục ra máu, kém ăn, sụt cân nhưng ít người nghĩ đến ung thư cổ tử cung. 

Một thực tế đáng buồn là rất nhiều chị em e ngại khi đi khám phụ khoa. Nhiều người quan niệm “đang yên đang lành” sao bỗng dưng đi khám. Họ chỉ đến viện khi đã bắt đầu có dấu hiệu như ra máu khi quan hệ tình dục, khi bị mắc bệnh lý viêm đường sinh dục dẫn đến khí hư nhiều, rong kinh… rồi “tiện thể” khám khi bác sĩ tư vấn.

Nếu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm, khu trú tại chỗ tỷ lệ điều trị thành công 93%. Tuy nhiên, khi ung thư phát hiện ở giai đoạn trễ thì tỷ lệ trị khỏi chỉ 15%. Tỷ lệ nhiễm HPV dương tính ở người trẻ đào thải khá nhiều, nhưng từ hơn 35 tuổi trở đi, giai đoạn đó tồn tại dai dẳng, có thể trở thành tế bào ung thư. Lúc này phải tầm soát tế bào thường xuyên hơn, định kỳ hơn.

Thời điểm nào tầm soát là phù hợp?
Việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục... Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi. Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần. Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. 

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất. Quy trình thực hiện xét nghiệm PAP thường diễn ra rất nhanh gọn và đơn giản, thường chỉ mất tầm vài phút. 
Để đảm bảo kết quả xét nghiệm PAP chính xác nhất có thể, bạn cần lưu ý: Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm. Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày. Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

​  Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

​ Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

(PNTĐ) - UBND thành phố Hà Nội vừa có công văn về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch sởi trong thời gian tới, Sở Y tế theo dõi sát, đánh giá tình hình, dự đoán diễn biến dịch trên địa bàn thành phố; có giải pháp khắc phục kịp thời các khó khăn, tồn tại; tham mưu UBND thành phố các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố kịp thời, phù hợp, không để dịch lây lan, bùng phát.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.